Từ xưa bồ câu đã được biết đến là một món ăn bổ dưỡng và có nhiều lợi ích trong y học. Mô hình nuôi bồ câu hiện đang được phát triển. Đối với những ai mới nuôi lần đầu hoặc dự định sẽ nuôi trong tương lai chắc chắn sẽ bỡ ngỡ về cách nuôi bồ câu. Vấn đề rất quan trọng đó là chim bồ câu ăn gì ? Thức ăn của chúng có giống với các loại gia cầm khác hay không ? Tất tần tật những thông tin về thức ăn cho chim bồ câu sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.
Các loại bồ câu thường nuôi
Một vài loại bồ câu chuyên thịt được nuôi nhiều hiện nay, bà con có thể tham khảo để chọn cho mình giống bồ câu thịt phù hợp nhất.
Bồ câu Pháp
Bồ câu Pháp được nuôi theo hướng chuyên thịt nhờ vào trọng lượng lớn lên đến 800gram – 1,2kg/ con. Đây là giống bồ câu du nhập từ Pháp và được lai tạo với bồ câu của Việt Nam để thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta.
Mỗi năm 1 cặp bồ câu sinh sản từ 8 đến 9 lứa chim non và có tỷ lệ sống hơn 95%. Đối với bồ câu ra ràng trọng lượng khoảng 0,5 – 0,6kg.
Mức giá của chim bồ câu giống khoảng 250 – 500 nghìn một cặp tùy theo lứa tuổi của chúng.
Bồ câu vua
Bồ câu vua có nguồn gốc từ bang New Jersey, Hoa Kỳ, con được gọi là bồ câu K hay bồ câu Mỹ. Bồ câu vua được lai tạo dần dần để thích nghi với môi trường của Việt Nam.
Hiện nay, đây là một trong những giống bồ câu mang lại lợi nhuận cao và được nhiều người chăn nuôi.
Bồ câu Mỹ có nhiều màu lông khác nhau, chủ yếu là màu trắng và đỏ thẫm. Khi trưởng thành,bồ câu trống có thể nặng tới 1kg, bồ câu mái khoảng 0,8kg. Bồ câu ra ràng có cân nặng khoảng 700gram.
Giá bồ câu vua có nhỉn hơn bồ câu Pháp một chút, khoảng 500.000 – 1.200.000/ cặp tùy thuộc vào lứa tuổi.
Bồ câu ta
Bồ câu ta hay còn gọi là bồ câu Việt Nam là giống bồ câu nội địa xuất hiện ở hầu hết các khu vực nước ta. Bồ câu ta có dáng hình nhỏ nhắn hơn nên chưa được đánh giá cao về việc lấy thịt. Tuy nhiên thịt chim bồ câu ta lại được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng.
Trung bình mỗi con bồ câu cân nặng từ 350 – 400 gram khi trưởng thành. Con trống sẽ nặng hơn con mái một chút.
Bồ câu ta sinh sản nhiều, mỗi năm đẻ khoảng 6 – 7 lứa, nuôi khoảng 1 tháng chúng có thể nặng tới 370gram và có thể xuất bán.
Giá chim giống dao động khoảng 200 – 350 nghìn đồng/ cặp tùy độ tuổi.
Chim bồ câu ăn gì ?
Giống với đa số những con gia cầm khác, chim bồ câu thích ăn các loại hạt thóc, lúa, kê,… Nhưng nếu nuôi chim thịt thì phải áp dụng chế độ ăn khoa học.
Thức ăn cho bồ câu
Nhóm thức ăn chính: thành phần thức ăn của chim bồ câu hầu như là thóc và bắp. Khi cho bồ câu ăn, cần làm sạch bụi bẩn, loại bỏ các hạt bị hư, lép. Bảo quản nơi khô ráo tránh để thức ăn bị ẩm mốc.
Nhóm thức ăn phụ: bao gồm các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đen,… nên rang lên trước khi cho chim ăn và kiểm soát tình hình ăn uống của chúng do trong đậu chứa rất nhiều hất béo, nhất là đậu nành.
Sỏi nhỏ: những viên sỏi nhỏ có kích thước dưới 5mm rất tốt cho hệ tiêu hóa của chim. Có thể trộn chung giữa premix với sỏi cho chim ăn.
Bồ câu con ăn gì?
- Giai đoạn mới nở:
- Bồ câu con vẫn phụ thuộc vào nguồn thức ăn mà chim bố mẹ mớm cho. Nên cho chúng ăn thức ăn dành cho gà con để chim dễ tiêu hóa và nhanh lớn hơn.
- Lúc này nên nhỏ vào miệng của chim non 2 giọt và nhỏ mũi 1 giọt vacxin Lasota để phòng bệnh Newcastle. Ngoài ra cần phải bổ sung thêm gluco, điện giải cho chim bố mẹ.
- Bồ câu được 20 – 30 ngày tuổi:
- Chim bồ câu ăn gì khi được 20 ngày tuổi ? Lúc này, chim tuy đã gần đủ lông nhưng vẫn cần đến sự hỗ trợ của chim bố mẹ. Thức ăn vẫn là loại mềm dễ tiêu hóa.
- Chú ý cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cuẩn bị cho quá trình tách đàn.
- Chim non được 10 – 15 ngày thì nên tách mẹ để chim bố mẹ chuẩn bị sinh lứa mới.
Khi đã trưởng thành thì chim bồ câu ăn gì ? Khi chim được 40 – 60 ngày tuổi thì chim đã tự ăn và nuôi hướng hậu bị. Cho chim ăn thức ăn bổ sung, nhỏ vacxin lasota theo liều lượng phía trên.
Thức ăn nước uống cho chim phải sạch sẽ, tránh để cho chim bị tiêu chảy, mắc bệnh thương hàn, E.Coli,… Cần quan sát kỹ đàn bồ câu để kịp thời điều trị ngay các triệu chứng.
Chế độ ăn cho chim bồ câu
Trộn thức ăn cho chim như sau:
- Thức ăn chính: 75% bắp hoặc thóc + 25% hạt đậu. Đổ sẵn thức ăn chính vào máng.
- Thức ăn phụ: 85% Premix + 5% Muối + 10% sỏi nhỏ. Lượng thức ăn này thêm vừa đủ, không để dư dễ bị mất chất.
Mỗi ngày cho chim ăn 2 -3 lần, tập cho chúng ăn theo giờ cố định để tạo thói quen cho chim. Thức ăn cho bồ câu lúc sinh sản như sau:
- Không nuôi con: 100 gram/ cặp/ ngày;
- Đang nuôi con: 130gram/ cặp/ ngày.
Mỗi ngày, một đôi chim sẽ uống khoảng 0,2 lít nước, lượng nước sẽ dao động lên 0,3 lít nước vào mùa nóng và giảm xuống 0,15 lít nước vào mùa lạnh.
Cần thay nước mới mỗi ngày, đảm bảo máng nước luôn đầy, không để cho bồ câu bị thiếu nước.
Phòng bệnh cho chim bồ câu
- Mặc dù bồ câu có sức đề kháng khá tốt, tuy nhiên với mật độ nuôi nhốt khá chật hẹp thì dịch bệnh vẫn có thể xảy ra.
- Quét dọn thường xuyên khu chăn nuôi, định kỳ 1 tháng 2 lần là được, sửa lại những chỗ hỏng, cạo bỏ phân còn dính lại trong chuồng.
- Lót ổ cho bồ câu đẻ bằng chất độn mới hoàn toàn, phun thuốc khử trùng sạch sẽ.
- Tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho chim, chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của toàn đàn.
- Hạn chế ra vào và không cho chim lạ tiếp xúc với đàn bồ câu.
- Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ các máng ăn máng uống mỗi ngày. Thay mới thức ăn và nước uống để đảm bảo chất lượng nguồn dinh dưỡng.
- Bồ câu rất hay gặp các bệnh cầu trùng, vỏ trứng bị mềm, bệnh về đường hô hấp,… Cần theo dõi kỹ tình trạng bệnh và đến ngay cac cơ sở thú y để được sự tư vấn trị bệnh tốt nhất.
Chúng tôi đã giải đáp câu hỏi chim bồ câu ăn gì dành cho bà con mới bắt đầu nuôi bồ câu. Thức ăn cho chúng không quá cầu kì hay khó tìm nhưng phải đảm bảo theo chế độ dinh dưỡng. Ngoài việc cho chim bồ câu ăn gì để lớn nhanh, tăng trọng tốt còn phải có cách chăm sóc, phòng bệnh cho đàn chim luôn khỏe mạnh. Có bất cứ câu hỏi nào về vấn đề này, mời bà con để lại ý kiến trong phần bình luận. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết.
Một vài câu hỏi thường gặp
Chim bồ câu ăn gì ?
– Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là thóc, bắp,… ở chim non nên cho ăn thức ăn dành cho gà con đến khi chim cứng cáp hơn.
Ngoài ra còn cho chúng ăn thêm đậu xanh, đậu đen, đậu nành,…
– Cho bồ câu ăn muối, khoáng premix… để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bồ câu an gạo được không?
Chim bồ câu ăn gì ? Chúng ăn được gần như tất cả các loại ngũ cốc, bao gồm cả gạo. Trong khẩu phần ăn chỉ cần trộn 20% bởi gạo không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Cần bổ sung thêm bắp, đậu, cám viên,…
Bồ câu con bao lâu biết ăn ?
Chim bồ câu từ 40 ngày tuổi sẽ tự biết ăn và tự tách khỏi chim bố mẹ.
Bồ câu non mấy tháng thì đẻ ?
Tùy theo quá trình chăm sóc bồ câu, chế độ dinh dưỡng, giống bồ câu,… mà có thời gian sinh nở khác nhau. Thông thường bồ câu non khoảng 4 – 6 tháng thì bắt đầu sinh sản.