Trong danh sách những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm chắc chắn không thể thiếu cái tên tụ huyết trùng (Pasteurellosis). Vậy bệnh tụ huyết trùng gà nguy hiểm như thế nào mà bà con nông dân cần phải tích cực phòng tránh ? Cùng tìm hiểu về căn bệnh tụ huyết trùng ở gà để có phương pháp đề phòng và phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà hiệu quả nhất nếu không may đàn gà của bà con bị nhiễm bệnh.
#Bệnh tụ huyết trùng gà là gì ?
Benh tu huyet trung ga có tên khoa học là Pasteurellosis, là một căn bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh ở gia cầm, đặc biệt là gà. Căn bệnh tụ huyết trùng trên gà xảy ra khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên ở những vùng có khí hậu ôn đới tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyêt trùng ở gà do một loại virus có tên là Pasteurella multocida gram âm gây ra. Loại virus này có nhiều type và gây bệnh trên gia cầm, bệnh xảy ra ở tất cả giai đoạn đặc biệt gia cầm ở giai đoạn 1 tháng tuổi.
Con đường lây lan chủ yếu là qua việc tiếp xúc qua vết trầy xướt của con bệnh; nhốt con khỏe chung với con bệnh gây ra tình trạng truyền nhiễm ngang theo đường hô hấp hay tiêu hóa.
Chú ý: căn bệnh bộc phát đột ngột, tỉ lệ chết cao trong giai đoạn đầu của ổ dịch.
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Gà bị bệnh tụ huyết trùng thường vào lúc thời tiết chuyển mùa thay đổi đột ngột. Xuất hiện 3 thể của bệnh tụ huyết trùng:
Bệnh tụ huyết trùng rất cấp tính ở gà
Ở thể rất cấp tính này, gà chết rất đột ngột (chết toi) mà không kịp quan sát triệu chứng. Gà ủ rũ và chết sau 1 đến 2 tiếng đồng hồ hoặc không có biểu hiện gì mà tự nhiên lăn ra chết. Ở gà mái có khi nhảy lên ổ rồi nằm chết luôn trên đó, màu da trở nên tím bầm. Tỷ lệ gây chết đàn lên khoảng 90%.
Gà mắc bệnh tụ huyết trùng thể cấp tính
Hiện tượng này phổ biến hơn, xuất hiện triệu chứng sốt cao trên đàn gà, quan sát bằng mắt có thể thấy dáng vẻ rục người của đàn gà. Gà bỏ ăn, di chuyển chậm chạp, có thể bị liệt, lông xù ra.
Gà đi ngoài phân xanh trắng có lẫn máu. Dịch chảy ra từ mũi, miệng có bọt và lẫn thêm máu. Yếm ngày càng to do bị tụ huyết gây khó thở, con vật chết nhanh sau khi virus nhiễm vào máu.
Thể mãn tính
Hiện tượng viêm khớp xuất hiện ở gà bệnh, tế bào bị hoại tử sau dần dần cứng lại và hình thành dấu vết suốt đời trên cơ thể.
Phân gà có hiện tượng nhớt và có màu vàng; con vật gầy rộc, mắt bị sưng và viêm. Hiện tượng hoại tử tế bào ở màng não có thể để lại triệu chứng thần kinh.
Bệnh tích sau giải phẫu
Khi mổ khám xác gà có thể thấy các dấu hiệu:
- Tim: sưng, xuất huyết, bị viêm ngoại tâm mạc;
- Gan: sưng to, có những nốt hoại tử màu trắng quan sát khá rõ;
- Phổi: xuất huyết, tình trạng màu nâu sẫm, viêm màng phổi;
- Buồng trứng: nang noãn ở gà trưởng thành bị mềm nhão, có hiện tượng lòng đỏ vỡ chảy vào khoang bụng dẫn đến bị viêm phúc mạc. Ở nang trứng chưa trưởng thành có thể bị sung huyết;
- Niêm mạc ruột: tu huyết, sưng viêm.
Chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng gà
Căn bệnh này có nhiều biểu hiện dịch tễ học khá giống với bệnh Newcastle disease, bệnh thương hàn gà cho nên việc chăn đoán bệnh tụ huyết trùng gà chính xác là rất cần thiết.
Một vài dấu hiệu gà bị bệnh tụ huyết trùng thể cấp tính dễ phân biệt với các bệnh khác: lá lách không sưng, tim trữ nước và bị xuất huyết ở lớp mỡ bao quanh tim….
Cách trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Cần theo dõi và phát hiện sớm căn bệnh này để kịp thời đưa ra hướng khắc phục gà bị bệnh tụ huyết trùng. Một vài phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà hiệu quả được khuyên sử dụng
Phác đồ thứ nhất:
- Dùng thuốc BIO AMOXICILLIN 50% hay AMPI COLI của Hàn Quốc theo liều lượng: 100gram thuốc cho 1000kg gà cho một lần dùng. Ngày 2 lần và dùng liên tục trong 3 đến 5 ngày.
- Hoặc dùng BIO AMOXYCOLI với liều lượng 100gram thuốc cho 700kg – 800kg gà cho một lần dùng. Ngày 2 lần và dùng liên tục trong 3 đến 5 ngày.
- Hoặc dùng BIO AMPICOLI MAX theo liều lượng 100gram thuốc cho 500 – 700kg gà cho một lần dùng. Ngày 2 lần và dùng liên tục trong 3 đến 5 ngày.
Song song đó bà con nên kết hợp thêm các chất điện giải, vitamin, thuốc giải độc gan thận để bổ trợ thêm sức đề kháng cho đàn gà. Một số loại thuốc phổ biến: HAN SOBITOL, BIO SORBITOL, PERMASOL,… theo liều lượng hướng dẫn.
Phác đồ thứ hai:
Với phác đồ này dùng để điều trị bệnh tụ huyết trùng thể cấp tính. Hạn chế tỉ lệ chết trên đàn gà bằng các loại thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
- Dùng thuốc LINCOSEPTOJECT hoặc LINSPEC 5/10 theo liều lượng: 1 ml cho 3 – 4 kg gà, ngày tiêm 1 lần và liên tục trong 3 ngày.
- UV SIGEN theo liều lượng: 1 ml cho 6 kg gà, ngày tiêm 1 lần và liên tục trong 3 ngày.
- VIDAN T theo liều lượng:1 ml cho 3 – 4 kg gà, ngày tiêm 1 lần và liên tục trong 3 ngày.
- CEFTIKETO theo liều lượng: 1 ml cho 4 -5 kg gà, ngày tiêm 1 lần và liên tục trong 3 ngày.
Phòng bệnh tụ huyết trùng trên gà
Biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng gà đơn giản dễ thực hiện
- Vệ sinh khu vực chăn nuôi thường xuyên, cần để trống một thời gian trước khi thả lứa mới;
- Con giống mới đem về cần phải nuôi nhốt riêng khoảng 1 tháng để theo dõi tình hình sức khỏe;
- Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng gà theo chỉ dẫn của cơ quan thú y;
- Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng việc cho gà uống vitamin B.COMPLEX, vitamin C, men tiêu hóa,…
Có tỷ lệ chết nhanh và cao đến 90%, bệnh tụ huyết trùng gà có thể gây thiệt hài toàn bọ đàn gà của bà con nến không có biện pháp phòng trị hiệu quả. Qua bài viết này, Đá Gà Campuchia đã chia sẻ vài kinh nghiệm phòng trị bệnh tụ huyết trùng gà được áp dụng khá phổ biến. Bà con có thắc mắc hoặc muốn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, vui lòng để lại bình luận để mọi người cùng tham khảo. Chúc bà con thành công !
Một vài câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng gà là gì ?
Do virus gram âm Pasteurella multocida gây ra, lây truyền rất nhanh thông qua hệ hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc giữa con bệnh và con khỏe.
Gà bị tụ huyết trùng có ăn được không ?
Chúng tôi khuyến cáo bà con không nên ăn thịt gà bị tụ huyết trùng để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Bệnh tụ huyết trùng có lây sang người không ?
Chưa có chứng cứ nào có thể khẳng định bệnh tụ huyết trùng lây lan sang người. Tuy nhiên bà con cũng cần phải trang bị các đồ bảo hộ khi tiếp xúc với gia cầm bị bệnh và chết.