Cách nuôi gà chọi con được nhiều người ví von như chăm một đứa trẻ ! Cách nuôi gà chọi to có lực từ khâu chọn con giống đến việc nuôi dưỡng và huấn luyện để tạo thành một chiến kê thực thụ đòi hỏi sư kê phải bỏ rất nhiều công sức.
Cách chọn gà chọi con giống từ trại gà chọi
Tại Việt Nam, có 2 loại gà chọi đó là gà đòn (phổ biến ở miền Trung và miền Bắc) và gà đá cựa sắt (ở miền Nam). cách nuôi gà chọi con nhanh lớn và cách chăm sóc 2 loại này hoàn toàn khác nhau. Cho nên các sư kê chuyên nghiệp tuyệt đối không nuôi chung cả 2 mà chỉ tập trung cho 1 loại.
Phân biệt gà đòn và gà cựa sắt
Ngoại hình của 2 giống này khá dễ phân biệt bằng mắt thường
Đối với gà đá cựa sắt:
- Vóc dáng nhỏ gọn, bộ lông khá dài và đẹp;
- Cựa của giống gà này cũng mọc dài hơn gà đòn, người chơi sẽ trang bị thêm cựa sắt cho chúng khi đá;
- Chân ngắn, mặt nhỏ, mắt nhỏ và tròn;
- Gà đá cựa sắt thiêng về lối đá chiêu cước hạ gục nhanh đối thủ.
Đối với gà đòn:
- Thân hình to lớn, da gà dày và đỏ, cần cổ to;
- Lông của gà đòn khá ít, cựa chỉ nhú ra như hạt bắp;
- Lối đá của gà đòn thiêng về sức lực cho nên trọng lượng của chúng khá nặng.
Cách lựa chọn gà giống
Cách nuôi gà con nhanh lớn tốt nhất là bắt đầu từ khi chọn giống. Khi lựa chọn con giống cần chú ý những yếu tố sau
Chọn đơn vị cung cấp gà chọi con uy tín
Việc chọn con giống tốt, không bị dị tật rất quan trọng để tạo nên lứa gà chọi tốt. Anh em cần tìm đơn vị bán gà chọi con uy tín để tuyển lựa được những chú gà chọi chiến được chăm sóc tốt, phòng bệnh tiêm vacxxin đầy đủ. Nuôi nhốt chuồng trại sạch sẽ tránh chọn phải gà đã nhiễm bệnh.
Quan sát ngoại hình
Anh em nên chọn những con gà chọi có mắt sáng, di chuyển nhanh nhẹn không bị dị tật. Khi chạm vào lông có cảm giác mềm mại, không bị bết dính, gà con không bị hở rốn. Đặc biệt mỏ và chân phải cứng cáp không bị dị tật (đối với gà đá cựa sắt thì mỏ và chân là 2 vũ khí quan trọng).
Tuy nhiên lại có vài trường hợp gà bị dị tật như gà một mắt, gà có 3 lỗ tai,… mà lại sở hữu mánh khóe và đòn lối cực kì độc hiểm.
Bí kíp nuôi gà chọi con – Chuẩn bị
Cần đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ để gà con lớn lên khỏe mạnh và giảm thiểu các căn bệnh gà nguy hiểm. Cách nuôi gà chọi khỏe mạnh, sức lực sung mãn cần bắt đầu từ khâu chuẩn bị môi trường chăm sóc gà chọi con.
Chuẩn bị chuồng nuôi gà
Gà đá trong giai đoạn này có sức đề kháng rất yếu ớt, anh em nên làm vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi úm gà con.
- Đầu tiên, nên lựa chọn khu vực làm chuồng: nên lựa nơi khô ráo thoáng mát, rải vôi hoặc phun chất khử trùng chuồng trại trước khi đưa gà con vào nuôi.
- Dùng rơm rạ, mùn cưa, trấu… làm lớp độn chuồng. Tuy nhiên cần phải sát trùng trước 10 – 15 ngày để hạn chế mầm bệnh phát sinh.
- Trang bị hệ thống sưởi ấm bằng đèn chiếu sáng, bố trí máng ăn máng uống cho phù hợp.
- Cần giăng lưới thép B40 và lợp mái che chắn kĩ càng tránh cho việc bị mèo, chuột, rắn vào “xơi” mất gà con.
Nguồn thức ăn nước uống
Nên đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống hợp vê sinh cho gà. Cách chăm sóc gà con trong mỗi giai đoạn khác nhau thì cũng cần chuẩn bị các loại thức ăn khác nhau. Đặc biệt, những ngày đầu nên tăng cường thêm vitamin, đường gluco pha vào nước uống cho gà con dưới 1 tháng tuổi..
Bên cạnh đó nên tiêm chích các loại thuốc vắc xin phòng bệnh như: Newcastle, Bạch lỵ, Marek,…
Cách nuôi gà đá to có lực theo từng giai đoạn
Mỗi giai đoạn sinh trưởng của gà sẽ có cách nuôi gà con ít chết khác nhau, cùng điểm qua các giai đoạn cột mốc khi nuôi gà chọi.
Cách nuôi gà chọi con mới nở
Trong tuần đầu tiên giai đoạn mới nở, gà chọi con không ăn được những thức ăn cứng như thóc, lúa,… cho nên thức ăn hạt nhỏ chính là sự lựa chọn hoàn hảo.
Lưu ý: Thời điểm này gà con rất cần nhiệt độ thích hợp, cần có cách úm gà con mới nở chuẩn kĩ thuật để tránh tình trạng gà chết non. Cách nuôi gà chọi con mùa đông khác với mùa hè, vào mùa đông cần phải tăng nhiệt độ úm để gà con không bị lạnh.
Cách nuôi gà chọi con 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi
Khi gà chọi con bước qua giai đoạn được 1 tháng sẽ có cách nuôi khác với giai đoạn đầu tiên của cuộc đời.
Cách chăm sóc gà chọi con từ 31 -38 ngày tuổi
Cách chăm sóc gà con lúc này có những vấn đề cần để ý:
- Từ lúc mới nở đến 2 tiếng sau chỉ nên cho gà uống nước pha glucozo. Sau 2 tiếng mới cho gà tập ăn cám công nghiệp dành cho gà con, tấm hạt nhỏ.
- Chia lượng thức ăn trong ngày thành những bữa nhỏ để cho gà được kích thích và ăn nhiều hơn.
- Đừng dùng cơm bón cho gà con vì dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của gà.
Kỹ thuật nuôi gà con từ 39 – 46 ngày tuổi
Lúc này hệ tiêu hóa của những chú gà chọi con đã ổn định hơn, anh em có thể tập cho chúng ăn các loại thức ăn khác. Ví dụ: gạo xay nhuyễn trộn chung với rau băm nhỏ, có thể thêm ít thịt băm thật nhuyễn đã nấu chín.
Cách chăm sóc gà chọi từ 47 – 54 ngày tuổi
Bước vào giai đoạn mọc lông nên gà cần nhiều dinh dưỡng hơn. Lúc này phải bổ sung thêm chất đạm thúc đẩy quá trình ra lông của gà. Các loại thịt, cá nhỏ,…. cần băm nhuyễn trộn chung với rau xanh và thóc lúa cho gà ăn, cách nhau từ 1 đến 2 ngày. Đồng thời cũng chấm dứt việc cho gà ăn thức ăn công nghiệp.
Từ 55 – 62 ngày tuổi áp dụng cách nuôi gà chọi con như thế nào?
Nên tập tính tự săn mồi cho gà chọi trong giai đoạn này, thả chúng đi loanh quanh trong vườn để đào bới thức ăn kích thích tính sinh tồn. Tuy nhiên cũng phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chúng.
Cách nuôi gà chọi con 2 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi
Gà chọi đến khi được 2 – 5 tháng tuổi giống như giai đoạn “dậy thì”. Lúc này các chú gà trống bắt đầu tập gáy, trổ mã, hình thành những bộ cánh đẹp,là giai đoạn gà đá mau mập nhất. Gà trống ở giai đoạn này sẽ ăn nhiều hơn. Người nuôi khi này phải đáp ứng đủ lượng thức ăn cho gà chọi con mỗi ngày để chúng phát triển toàn diện.
- Đảm bảo lương thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại thịt, sâu super worm,…
- Nên nhốt tách biệt với nhau để gà phát triển tốt nhất.
- Định kì cho gà tắm nắng và làm nước tắm cho gà chọi để bộ cánh của chúng luôn sáng bóng, mượt mà.
Ở gà mái, chúng lúc này cũng đã bắt đầu trổ mã, khâu chăm sóc gà mái cũng cần phải lưu ý. Bởi ở gà mái được chọn làm giống, cho dù cung cấp chất dinh dưỡng quá nhiều hay quá ít cũng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ra đời kế tiếp.
Cách nuôi gà chọi con 4 tháng tuổi: tách bầy trống mái nuôi riêng. Khi này phải nhốt riêng những con gà trống với nhau, tránh cho việc chúng đá bậy làm hư gà. Ngoài ra nên cho chúng đá giao lưu vài trận để biết rõ đòn lối. Giữ lại những con đá hay, đá đẹp để tránh lãng phí thời gian và công sức vào những con gà đá dở.
Cách nuôi gà chọi tơ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi
Cách chăm sóc gà chọi trong giai đọan này chính là không vô mồi cho gà quá nhiều. Việc này tránh để gà bị béo lên, không chỉ chậm chạp mà gà còn đánh mất bản năng chiến đấu. Cân nặng gà chọi theo tháng tuổi rất được sư kê quan tâm ở giai đoạn phát triển này.
- Mỗi bữa anh em cho gà ăn chỉ cho chúng ăn no khoảng 2/3 bầu diều. Tránh những thực phẩm tích mỡ và tăng cường chất xơ trong bữa ăn.
- Ngoài ra cho gà ăn tỏi cũng rất tốt cho việc phòng bệnh, mỗi tuần nên pha nước tỏi hoặc trộn tỏi băm nhuyễn vào thức ăn cho gà 2 lần.
- Bổ sung thêm các lọai vitamin cần thiết cho quá trình phát triển của gà, đặc biệt cho gà uống nước đầy đủ nhất là lúc 8 giờ tối.
Gà chọi khi được khoảng 8 tháng, anh em có thể tiến hành việc cắt tai tích cho chúng. Sau khi vết thương lành, anh em có thể mang gà chọi của mình đi thi đấu được rồi đó ! Tuy nhiên cũng nên chọn những con gà độ tuổi tương đương, đừng dại dột lựa mấy chú gà kinh nghiệm đầy mình nhé ! Việc này dễ khiến chú gà còn non tơ “chưa trải sự đời” của bạn bị rót và gà không chịu đá nữa đấy.
Phương pháp đề phòng bệnh cho gà chọi
Cách nuôi gà chọi con mau lớn khỏe mạnh không chỉ ở cách chăm sóc mà còn ở khâu phòng bệnh. Các biện pháp đơn giản phòng bệnh hiệu quả cho gà con
- Thường xuyên dọn dẹp chuồng trại gà chọi, thay đổi chất độn chuồng.
- Cho gà chọi ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, không hỏng hóc, ôi thiu.
- Tuân thủ và tiêm phòng vắc xin cho gà theo đúng lịch của cơ quan thú y.
- Cần sát trùng chuồng trại theo định kì. Theo dõi thường xuyên tình trạng của đàn gà chọi để khắc phục ngay khi có dịch bệnh xảy ra.
- Đảm bảo cung cấp đủ các loại vitamin, chất đề kháng,… để hệ miễn dịch của gà được tốt nhất.
Trong bài viết này, Đá gà Campuchia đã giới thiệu những cách nuôi gà chọi con mau lớn cơ bản nhất để chúng luôn được khỏe mạnh. Mặc dù gà chọi có sức khỏe tốt hơn gà thịt, tuy nhiên ở giai đoạn đầu đời chúng vẫn rất non yếu. Đòi hỏi anh em nuôi gà phải thực sự bỏ công chăm sóc kĩ lưỡng.
Một vài câu hỏi thường gặp khi áp dụng cách nuôi gà chọi con
Làm sao chọn được gà giống khỏe mạnh ?
Cần tìm những trại gà cung cấp gà giống uy tín để có được những con gà khỏe mạnh được tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên nếu anh em biết rõ nguồn gốc bố mẹ thì cũng có thể mua những con gà con từ lứa bố mẹ này.
Gà chọi 4 tháng tuổi mấy kg ?
Ở gà chọi thiên về cơ bắp, trọng lượng cho nên một con gà 4 tháng tuổi có thể đạt cân nặng 1,5kg ở gà trống. Đối với gà đá cựa sắt thì nhẹ kí hơn để linh hoạt né đòn.
Khi nào nên cho gà đá giao lưu ?
Khoảng 5 – 6 tháng anh em mang gà đá giao lưu để xem mảng miếng nó thế nào nhé ! Nhiều khi không đá thử mà đem nuôi nhằm con gà xấu thì lại phí công chăm sóc.
Khi nào cắt tai tích cho gà chọi là hợp lý ?
Gà chọi khoảng 8 tháng tuổi đã cứng cáp hơn thì anh em có thể hớt tai tích cho gà mình trông đẹp trai hơn nhé. Chú ý giữ vệ sinh vết thương cho chúng đến khi lành để tránh bị nhiễm trùng.