Nuôi đà điểu thương phẩm đang rất phát triển tại nước ta, giá trị kinh tế mà chúng mang lại khá ổn định. Chim đà điểu ăn gì mau lớn? Thức ăn cho chim đà điểu có khó kiếm không? Chế độ ăn của đà điểu như thế nào? Để giải đáp câu hỏi này, mời bà con theo dõi bài viết dưới đây.
Giống đà điểu nuôi phổ biến
Có bao nhiêu giống đà điểu được nuôi tại Việt Nam ?
Đà điểu châu Phi
Đà điểu châu Phi được nuôi nhiều ở nước ta, với giá trị kinh tế mang lại rất cao nên được nhiều người chọn nuôi. Có trọng lượng từ 90 – 130 kg ở con trưởng thành, chiều cao từ 1,7m – 2m ở con mái và 1,8 – 2,7m ở con trống.
Chim đà điểu châu Phi được nuôi để lấy thịt và cả lấy trứng. Giá của thịt đà điểu khá cao, dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn tùy thuộc từng bộ phận.
Đà điểu châu Úc
Đà điểu châu Úc hay còn gọi là đà điểu Emu có tên khoa học là Dromaius novaehollandiae. Đà điểu Emu được xem là loài chim to thứ 2 thế giới.
Điều đáng nói ở đây là quả trứng của chim đà điểu Emu rất đẹp, chúng có màu xanh thẫm và có mức giá trên trời. Được biết, trước đà điểu rất ngon và giàu dinh dưỡng.
Đà điểu Úc có màu lông nâu, từ đầu tới cổ phủ một lớp lông mềm mại. Chim không bay được tuy nhiên lại có thể di chuyển rất nhanh với tốc độ 50km/h.
Giống chim đà điểu Úc có thể cao đến 1,9m; cân nặng trung bình khoảng 40 – 50kg. Đà điểu Emu tuy không uống nước thường nhưng sẽ uống rất nhiều nếu có cơ hội.
Giá trứng đà điểu Emu rất đắt, khoảng 700.000 – 800.000 đồng/ quả, nếu nhập về từ nước ngoài thì giá còn cao hơn, khoảng hơn 1 triệu đồng/ quả.
Chim đà điểu ăn gì?
Chim đà điểu là giống ăn tạp, thức ăn của chúng khá đa dạng và rất dễ dàng tìm được.
Thức ăn chính
Các loại thức ăn xanh như cỏ voi, cỏ Ghine, cỏ Mulato 2, cỏ Ruzi, cỏ chân chim, cỏ lúa mạch,… Các loại rau xanh, lá cây, cây ngô, cây họ đậu,…
Kết hợp thêm với các loại thức ăn dạng viên, bột, đạm từ động vật để tránh tình trạng đà điểu bị tiêu chảy, đi ngoài.
Nên sử dụng các loại thức ăn dạng hạt như: thóc lúa, bắp, lúa mạch, đậu,…
Sỏi tuy không có mùi vị không hấp dẫn nhưng chim đà điểu lại rất thích ăn. Do chúng không có răng nên cần sự hỗ trợ của sỏi giúp quá trình tiêu hóa được tốt hơn. Tuy nhiên chỉ cho chúng ăn lượng vừa phải.
Thức ăn bổ trợ
Lượng thức ăn bổ trợ này rất cần thiết trong quá trình sinh trưởng của đà điểu. Thông thường trong môi trường nuôi nhốt khá chật sẽ làm chúng bị stress, ít vận động được, hoặc có thể bị còi cọc chậm lớn.
Cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B1, B6, E, K, khoáng premix., thức ăn tươi như trùn, dế, cào cào… để chúng được khỏe mạnh, tăng cao sức đề kháng.
Chế độ dinh dưỡng cho đà điểu qua từng giai đoạn
Đà điểu ăn gì ? Từng giai đoạn phát triển sẽ có từng chế độ dinh dưỡng khác nhau. Nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu là Protein, Lipit, nước, khoáng + vitamin. Cần cho đà điểu ăn theo thành phần dinh dưỡng theo từng lứa tuổi.
Từ 1 – 5 tuần tuổi
Chất dinh dưỡng | % thành phần dinh dưỡng |
Dầu | 3,25 |
Protein | 23,5 |
Chất xơ | 5 |
Canxi | 1,35 |
Photpho | 1,02 |
NaCl | 0,4 |
Lyrin | 0,28 |
Methionin | 0,46 |
Tryptophan | 0,26 |
Threonin | 0,79 |
Tinh bột | 27,5 |
Vitamin A | 12.000 IU/kg |
Vitamin D3 | 5.000 IU/kg |
Vitamin E | 300 IU/kg |
Selen | 30 IU/kg |
Đồng | 10 mg/kg |
Cách cho đà điểu ăn:
- Ngày đầu mới nở thì không nên cho chúng ăn;
- Từ ngày thứ 2 đến thứ 7 trộn thức ăn với một ít nước, sau khi trộn khoảng 5 phút rồi mới cho chúng ăn;
- Từ tuần thứ 2 đến thứ 5 cho đà điểu ăn cám viên theo sức ăn của đà điểu con.
Từ 5 tuần – 35 tuần tuổi
Chất dinh dưỡng | % thành phần dinh dưỡng |
Dầu | 3 |
Protein | 18 |
Chất xơ | 3 |
Canxi | 1,05 |
Photpho | 0,9 |
NaCl | 0,4 |
Lyrin | 0,97 |
Methionin | 0,35 |
Tryptophan | 0,2 |
Threonin | 0,56 |
Tinh bột | 34 |
Vitamin A | 12.000 IU/kg |
Vitamin D3 | 5.000 IU/kg |
Vitamin E | 300 IU/kg |
Selen | 30 IU/kg |
Đồng | 10 mg/kg |
Tuần thứ 5, thay đổi thức ăn từ từ, khẩu phần thức ăn cũ phối trộn với khẩu phần mới và tăng lên dần dần. Đến ngày cuối của tuần thứ 5 thì chúng sẽ hoàn toàn quen với chế độ ăn mới.
- Từ 5 đến 9 tuần tuổi: 300 – 450 gram thức ăn/ ngày/ con;
- Từ 10 – 16 tuần tuổi: 0,7 – 1kg thức ăn/ ngày/ con;
- Từ 4 – 5 tháng tuổi: 1,2 -1,4kg thức ăn/ ngày/ con.
Từ 35 tuần – 1 năm tuổi
Chất dinh dưỡng | % thành phần dinh dưỡng |
Dầu | 5 |
Protein | 16 |
Chất xơ | 10,5 |
Canxi | 0,95 |
Photpho | 0,77 |
NaCl | 0,32 |
Lyrin | 0,88 |
Methionin | 0,32 |
Tryptophan | 0,18 |
Threonin | 0,5 |
Tinh bột | 32,25 |
Vitamin A | 1200 IU/kg |
Vitamin D3 | 5000 IU/kg |
Vitamin E | 300 IU/kg |
Selen | 30 IU/kg |
Đồng | 10 mg/kg |
Giống như giai đoạn trên, cần chuyển dần từ thức ăn cũ sang thức ăn mới. Không chuyển ngay sang thức ăn mới tránh để chim không quen, dễ bị tiêu chảy.
- Từ 5 – 6 tháng, khối lượng thức ăn cần cung cấp cho đà điểu từ 1,5 – 1,7kg/ con;
- Từ 6 – 9 tháng: thức ăn cần cho 1 cá thể đà điểu là khoảng 1,8 – 2kg/ ngày;
- Từ 9 tháng đến 1 năm: 2 kg thức ăn mỗi ngày cho 1 con đà điểu.
Trên 1 năm – 1,5 năm tuổi
Chất dinh dưỡng | % thành phần dinh dưỡng |
Dầu | 3 |
Protein | 16 |
Chất xơ | 14,5 |
Canxi | 0,7 |
Photpho | 0,6 |
NaCl | 0,3 |
Lyrin | 0,6 |
Methionin | 0,3 |
Tryptophan | 0,2 |
Threonin | 0,5 |
Tinh bột | 22 |
Vitamin A | 1200 IU/kg |
Vitamin D3 | 5000 IU/kg |
Vitamin E | 300 IU/kg |
Selen | 30 IU/kg |
Đồng | 10 mg/kg |
Giống như những giai đoạn trên, cần chuyển từ từ thức ăn cũ sang thức ăn mới để đà điểu dần thích nghi.
- Đà điểu > 1 năm tuổi, lượng thức ăn cần thiết là 2,1kg/ ngày/ con;
- 1,5 tuổi cho chúng ăn thức ăn dành cho chế độ sinh sản.
- Sau thời kì sinh sản, duy trì lượng thức ăn 2kg/ ngày/ con.
Trên 1,5 tuổi
Chất dinh dưỡng | % thành phần dinh dưỡng |
Dầu | 6 |
Protein | 16,5 |
Chất xơ | 7 |
Photpho | 4,5 |
NaCl | 0,4 |
Lyrin | 0,6 |
Methionin | 0,3 |
Tryptophan | 0,2 |
Tryptophan | 0,2 |
Threonin | 0,5 |
Tinh bột | 31,6 |
Vitamin A | 1200 IU/kg |
Vitamin D3 | 5000 IU/kg |
Vitamin E | 300 IU/kg |
Selen | 30 IU/kg |
Đồng | 10 mg/kg |
- Lượng thức ăn cho đà điểu giai đoạn này khoảng 2,5 -3 kg/ ngày/ con cho chế độ sinh sản;
- Không cần phải thay đổi thức ăn từ từ bởi vì dạ dày của chúng đã ổn định với thức ăn.
- Chuẩn bị khu vực yên tĩnh, không có tiếng động lớn để đà điểu sinh đẻ.
Phòng bệnh cho đà điểu
Được biết đến là loài chim có sức đề kháng cao, ít khi bị bệnh. Tuy nhiên chúng lại hay mắc phải các bệnh về hô hấp, ký sinh trùng,…
Cần chú ý các con trong đàn để kịp thời điều trị không nên để bệnh trở nặng sẽ tốt kém và khó trị khỏi. Nếu đà điểu lỡ nuốt phải quá nhiều sỏi dễ làm cho hệ tiêu hóa có vấn đề. Lúc này cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
Tùy theo mỗi giai đoạn sinh trưởng của đà điểu mà có các chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách chăm sóc hợp lý. Chúng tôi đã giải đáp câu hỏi chim đà điểu ăn gì chi tiết nhất để bà con tham khảo. Nếu có bất cứ ý kiến gì về cách nuôi đà điểu, mời bà con để lại bình luận dưới bài viết cho chúng tôi.