Gà rừng lông đỏ mệnh danh “gà rừng đẹp nhất đất Việt”. Không những có bề ngoài đặc biệt mà chúng còn được ưa chuộng trong thị trường gà thịt nước ta. Hiện nay, có một số bộ phận anh em đam mê gà cảnh cũng chăn nuôi chơi gà giống gà này. Gà rừng lông đỏ thuần chủng rất hiếm chính vì vậy giá thành của chúng cũng sẽ đắt đỏ. Chúng tôi sẽ giúp anh em tìm hiểu giống gà này nhé!
Nguồn gốc xuất xứ
Gà rừng lông đỏ có tên khoa học là Gallus gallus, họ Phasianidae. Tại Việt Nam chúng đã có từ rất lâu, trường tập trung sống ở những nơi rừng ấm nóng, vùng núi cao. Người dân lên rừng săn bắt phát hiện ra và mang về nuôi thuần hóa.
Ngoài Việt Nam, chúng còn có mặt ở các nước lận cận ta như Campuchia, Lào, Trung Quốc, Myanmar,…
Đặc điểm ngoại hình gà rừng lông đỏ
Ở giống gà rừng này có khác biệt rõ ràng về hình thức bên ngoài giữa gà trống và gà mái.
Gà trống
- Màu lông của gà trống xen kẽ nổi bật giữa hai màu đỏ và đen. Gà trống rừng có màu sắc lông đậm nét và sặc sỡ hơn các giống gà thường.
- Cơ thể thon gọn nhưng rắn chắc, chỉ nặng khoảng 1,5kg khi trưởng thành.
- Lông đuôi gà rất thưa thớt. Chỉ có 2 sợi lông phụng cong, dài và có màu đen.
- Mồng lá có màu đỏ, khá nhỏ.
- Cánh sải rộng dài khoảng 25 cm.
Gà mái
- Màu lông gà mái tối màu hơn, chỉ đơn thuần màu xám hoặc màu nâu xỉn.
- Gà rừng lông đỏ có kích thước khá bé nên dòng gà mái càng nhỏ bé, thon thả hơn.
- Gà trống lông đỏ có tích nhưng gà mái thì không.
- Phần đầu khá nhỏ, nhìn tổng thể khá giống với chim trĩ nên được xếp vào họ Phasianidae.
Phân loại các giống gà rừng lông đỏ hiện nay
Đừng lầm tưởng gà rừng lông đỏ khá giống nhau mà nghĩ chúng đơn chủng loài. Có đến 6 loại gà rừng lông đỏ được chia ra như sau:
- Gallus gallus gallus: Loài gà rừng Đôn Dương lông đỏ.
- Gallus gallus bankiva: Giống gà rừng lông đỏ Java.
- Gallus gallus murghi: Giống gà rừng Ấn Độ.
- Gallus gallus domesticus: Giống gà nhà.
- Gallus gallus jabouillei: Giống gà rừng lông đỏ Việt Nam (giống gà đang được đề cập trong bài).
- Gallus gallus spadiceus: Giống gà rừng lông đỏ Myanmar.
Chế độ sinh hoạt bầy đàn: Thống trị và phục tùng
Gà rừng lông đỏ tuân theo thể chế thống trị và phục tùng. Trong một đàn gà rừng lông đỏ, có thể thấy con cầm đầu thường ngẩng cao đầu và nâng đuôi mình lên để thể hiện sự thống lĩnh. Trong khi những con khác trong bầy hạ thấp đuôi, cúi nghiêng đầu để tỏ sự phục tùng.
Nhiệm vụ chính của gà rừng lông đỏ đầu đàn là canh chừng, bảo vệ an toàn cho các con dân của mình khỏi nguy hiểm. Những con gà phục tùng có thể thoải mái ăn mồi mà không cần phải lo về việc bị những kẻ săn mồi phục kích. Khi gà thống trị chết, một con khác sẽ được chọn để thay thế.
Cách nuôi gà rừng lông đỏ
Gà rừng lông đỏ cũng là một giống sống trên rừng như gà H’mông. Tuy nhiên, giống gà rừng này lại có sức chống chịu bệnh tật khá yếu. Vì sống quen ở nơi cao, khô thoáng nên vào các mùa mưa chúng sẽ dễ mắc các căn bệnh về hô hấp như bệnh IB trên gà – viêm phế quản truyền nhiễm; gà bị khò khè; bệnh ORT trên gà viêm mũi; bệnh hen khẹc CRD ở gà,..
Thức ăn của chúng cũng giống với các giống gà thông thường khác. Đa phần là các loại hạt, quả, rau và các loại mầm thảo dược. Ngoài ra, để tăng sức đề kháng cho gà, người chăn nuôi nên bổ sung thêm vào khẩu phần ăn như sâu superworm, lươn, thịt bò, mối, kiến, nhái,…
Chúng ta có thể thấy các nơi nuôi gà rừng lông đỏ ở một số vùng núi trung du. Giống gà này có tập tính sống theo bầy đàn. Thời gian sinh hoạt chủ yếu vào 2 khung giờ sáng sớm và chiều.
Gà mái rừng lông đỏ đẻ khá sớm so với các giống gà mái thông thường khác. Vào tháng thứ 3 đã bắt đầu chu kì sinh sản. Trung bình mỗi lứa cho khoảng 10 quả trứng. Trong những giai đoạn trước và trong quá trình sinh sản, một con trống sẽ đi kèm chung với một con gà mái.
Tình trạng hiện nay về giống gà rừng
Khi Gà rừng lông đỏ chưa được biết đến nhiều như hiện nay, chúng đã xuất hiện thường xuyên trong sân nhà người dân khá nhiều. Tuy nhiên, kể từ khi nạn săn bắt thú rừng trái phép xảy ra đã khiến số lượng gà rừng giảm đi đáng kể. Thậm chí, nước ta còn liệt nó vào danh sách động vật quý hiếm cần được bảo tồn.
Giống gà này đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong thời điểm hiện tại. Mặc dù, gà thuần chủng còn khá ít nhưng do lúc trước chúng hay xuống rừng giao phối với gà nhà. Nên hiện nay, các trang trại đang nuôi giống gà này cũng lấy giống từ những khu vực chúng sinh sống.
Gà rừng lông đỏ được bán với giá khoảng 800 nghìn đồng cho một con trưởng thành. Vì đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nên nó được nhân giống khá nhiều. Những con nào có độ thuần chủng càng cao thì giá bán càng cao và ngược lại.
Trên đây là bài chia sẻ của chúng tôi về các thông liên quan đến giống gà rừng lông đỏ của Việt Nam. Hãy cùng đón đọc các bài viết thú vị và hữu ích tiếp theo về các giống gà đá đẹp – độc – lạ nhé!