Mô hình nuôi gà đá đã giúp nhiều anh em chăn nuôi thu được lợi nhuận kinh tế cao. Vừa đam mê gà đá lại kiếm được tiền bằng chính đam mê ấy thì còn gì bằng. Có thể gọi là “Một mũi tên trúng hai đích” đích thực là “nghề làm chơi ăn thật”.
Có thể nói, mô hình nuôi gà chọi ngày càng phát triển. Là một xu hướng làm giàu thông minh, thiết thực cho người nông dân. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về mô hình nuôi gà đá mang lại hiệu quả kinh tế cao nhé!
Lợi ích từ mô hình nuôi gà đá cựa sắt
Từ lâu, chọi gà đã là một nét văn hóa dân gian của người Việt Nam ta. Xuất hiện từ thời nhà Lý và phát triển thành bộ môn được nhiều người yêu thích hiện nay.
Từ yêu thích trở thành đam mê to lớn. Là động lực cho anh em quyết tâm bỏ ra một khoản chi phí lớn để xây dựng mô hình chăn nuôi gà đá. Nhờ vào đó mà những tướng kê, thậm chí có cả linh kê và thần kê ra đời, thỏa mãn đam mê cho anh em.
Nếu biết huấn luyện gà đá sẽ là cách để đúc thành gà hay, gà tài. Gà chọi càng hay thì giá bán càng cao. Đã từng có những con trị giá từ vài chục đến vài trăm triệu. Mặc dù đắt đỏ nhưng tiền nào của nấy, chúng vẫn được săn lùng ráo riết.
Nói chung, các lợi ích từ mô hình nuôi gà đá đạt chuẩn đã được chúng tôi liệt kê như sau:
- Thỏa mãn được niềm đam mê gà đá
- Kiếm tiền bằng chính đam mê của mình
- Giá trị của gà chiến lớn hơn rất nhiều so với gà chọi thông thường
- Biết được cách chọn gà hay, gà tốt.
- Áp dụng mô hình nuôi đúng kỹ thuật sẽ giúp gà nhanh lớn, khỏe mạnh, giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa trong chăn nuôi.
Thực tế, chăn nuôi gà đá cựa không quá khó khăn nhưng cũng không phải dễ dàng. Đòi hỏi người chủ phải biết các kỹ thuật chăm gà chính xác. Phải kĩ càng ngay từ các bước đầu tiên như cách chọn gà chiến, chọn gà giống đến cách chăm sóc, luyện tập hay phòng bệnh. Bởi đó sẽ là các yếu tố giúp gà khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.
Làm sao để xây dựng mô hình nuôi gà đá đạt chuẩn?
Nếu anh em muốn chăn nuôi theo mô hình nuôi gà đá đạt chuẩn thì cần phải bắt đầu từ đâu? Các yếu tố đầu tiên rất quan trọng đó chính là xây dựng chuồng nuôi, kỹ thuật chọn giống và cách chăm sóc gà tốt nhất.
Xây dựng chuồng trại cho gà chọi
Nơi sinh hoạt của gà cần phải đảm bảo an toàn sinh học. Thoáng mát vào mùa hè oi bức, ấm áp vào mùa đông gió lạnh. Thuận tiện cho quá trình dọn dẹp và vệ sinh. Tùy thuộc vào mục tiêu chăn nuôi, số lượng gà chọi mà mỗi chủ sẽ xây dựng chuồng nuôi khác nhau.
Các loại chuồng trại phổ biến cho gà đá cựa sắt hiện nay:
Nuôi bằng bội
Nuôi với số lượng ít. Giá thành cho 1 bội chuồng gà tầm 30.000đ – 60.000đ. Chuồng nuôi đơn giản, tiện lợi. Nhưng khi gà lớn sẽ tạo cảm giác tù túng, bí bách. Hạn chế khả năng bay nhảy, di chuyển của gà. Vì vậy, không nên sử dùng bội gà để nuôi gà đá lâu dài.
Nuôi bằng chuồng bề tông (số lượng ít)
Nếu anh em nuôi gà với số nhiều ít thì xây dựng chuồng trại nuôi gà bằng bê tông kiên cố là lựa chọn thích hợp. Chuồng phải được xây với kích thước rộng rãi, mái được lợp bằng lá. Nên có cây đặt ngang trong chuồng để gà lấy chỗ ngủ.
Nuôi bằng chuồng bề tông (số lượng nhiều)
Kiều chuồng cũng tương tự như trên. Nhưng với kích thước nhỏ hơn, số lượng chuồng nhiều hơn. Hai mặt chuồng đối diện nhau, ở giữa có một lối đi.
Lưu ý: Dù anh em có xây dựng chuồng gà theo cách nào cũng phải đảm bảo tiêu chí chuồng rỗng rãi. Gà thoải mái đi lại, vỗ cánh. Nền chuồng phải được làm bằng đất nền hoặc cát mịn. Không nên làm mặt nền trơn bóng khiến gà khó đi lại, có thể mắc các bệnh về chân.
Quy trình chọn giống
Việc xuất hiện các chiến kê hay linh kê cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách xem tướng gà mà sư kê lựa chọn giống gà tốt. Lựa chọn giống gà đá tốt sẽ giúp quá trình chăn nuôi, huấn luyện chiến kê dễ dàng hơn. Vì vậy, chúng tôi khuyên anh em nên chọn những con gà con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt và không có dị tật.
“Chó giống cha, gà giống mẹ” việc gà chọi hay cũng sẽ thừa hưởng gen di truyền từ gà bố mẹ rất nhiều. Cần chọn lựa giống gà bố mẹ khỏe mạnh, đề kháng tốt, đá hay. Tính cách dữ dằn, máu chiến. Nếu vậy thì đời gà con sẽ có khả năng trở thành chiến kê chiến đấu thắng trận tốt nhất.
Kỹ thuật chăm sóc gà đá
Kỹ thuật chăm sóc gà đá đóng góp một phần quan trọng không hề nhỏ trong mô hình nuôi gà đá cựa.
Chế độ ăn uống của gà chọi
Khác với chế độ ăn của gà thịt, gà đá sẽ được cung cấp các loại thức ăn giàu đạm, canxi, khoáng chất và vitamin. Thức ăn chính của gà chọi thường là:
- Thóc, lúa.
- Các loại rau xanh.
- Mồi (thịt bò, giun, dế, lươn, cá nhỏ…).
- Phụ gia (tỏi, gừng).
- Vitamin và một số chất điện giải.
Gà mới nở cũng có thể sử dụng thức ăn tổng hợp để gà nhanh lớn, tăng trọng lượng.
Các bài tập huấn luyện gà đá
Khi đến giai đoạn trưởng thành thì nên kết hợp vô mồi. Và các bài luyện tập để giúp cho gà được săn chắc. Vừa giúp cho gà không bị quá béo, cơ thể chắc nịnh, gọn gàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra đòn, lực đá trở nên mạnh hơn. Một số bài tập dành riêng cho gà đá thường là:
- Các kỳ vần đòn, vần hơi
- Chạy bội
- Quần sương, dầm cán
Ngoài ra cũng kết hợp với các phương pháp vào, ra nghệ để giúp cho da gà có màu đỏ đẹp. Và dày lên nhanh chóng. Không những thế, cần đưa ra biện pháp phòng bệnh cho định kỳ. Với một số bệnh thường gặp như: bệnh tụ huyết trùng gà, bệnh Newcastle trên gà, gà bị cầu trùng, bệnh bạch lỵ ở gà,…
Mô hình nuôi gà đá cựa sắt áp dụng đúng nhất định sẽ mang về cho bạn hiệu quả kinh tế rất cao. Hơn nữa, mô hình này không quá phức tạp nên gần như ai cũng có thể làm được.