Hướng dẫn 8 cách làm chuồng gà đá từ A đến Z cho sư kê

Chuồng là nơi nuôi nhốt cũng như là nơi sinh hoạt cho gà chọi, gà đá. Tạo môi trường nuôi nhốt thoải mái để gà đá sinh hoạt góp phần làm nên chiến kê khỏe mạnh. Tùy vào mục đích sử dụng mà sư kê nên thiết kế những loại chuồng gà đá khác nhau.

Vậy cách làm chuồng gà đá như thế nào để đạt chuẩn ? Chúng tôi xin chia sẻ cách làm chuồng cho gà chọi tại nhà đơn giản nhất cho anh em. Tùy theo điều kiện và thời gian mà sư kê có thể sáng tạo những mẫu chuồng gà đẹp, mang sắc thái riêng của mình.

dagacampuchia xin đưa ra một vài cach lam chuong ga da theo những bước cơ bản nhất từ những vật liệu dễ kiếm và rẻ tiền. Anh em có thể tự sáng tạo thêm để chuồng nuôi gà thêm độc đáo nhé.

Hướng dẫn làm chuồng gà đá cựa để huấn luyện

Có khá nhiều vật liệu để anh em có thể xây dựng một khu nuôi gà chọi chắc chắn như: gạch, thép B40, tre, gỗ,… cách làm chuồng gà đơn giản tại nhà luôn cho anh em nuôi gà tại đây có 8 cách cho 8 loại vật liệu khác nhau nhé.

Tùy thuộc vào từng loại vật liệu mà có các bước thực hiện cách làm chuồng gà đá khác nhau. Sau đây là những loại chuồng gà chọi phổ biến được nhiều sư kê lựa chọn để xây dựng.

Cách làm chuồng chạy cho gà đá

Tùy thuộc vào diện tích khu vực chăn nuôi mà anh em có thể áp dụng cách làm chuồng gà đá cho gà tập luyện bay nhảy.

Kích thước chuồng gà chọi để tập thông thường là : 2m x 1,2m x 1,5m (dài x rộng x cao). Dùng lưới thép B40 bao quanh, dưới sàn có thể lót lớp cát để gà đá hoạt động. Xây chuồng gà chọi bằng gạch ở phần chân của chuồng để tạo độ chắc chắn cần thiết.

Anh em chú ý hàn kĩ chuồng để khi gà tập luyện chuồng sẽ không bị bung ra.

­Cách làm chuồng bay cho gà đá

cách làm chuồng bay cho gà đá cơ bản sẽ giống với chuồng chạy. Tuy nhiên anh em nên làm cao và rộng hơn một chút để gà đá được vận động thoải mái hơn.

­Hướng dẫn cách làm chuồng gà chọi đơn giản nhất

Dưới đây là một số cách làm chuồng gà đá bằng các vật liệu dễ kiếm và tương đối nhẹ tiền, mời anh em tham khảo.

Cách làm chuồng gà bằng tre

Cách làm chuồng gà đá bằng tre đơn giản dễ làm với giá thành rẻ và dễ kiếm được khá nhiều sư kê tìm hiểu. Anh em có thể đi xin hoặc mua một vài cây tre tùy theo mục đích sử dụng (cây làm trụ thì phải to, cây làm nan bao bọc thì nhỏ hơn).

Sau khi đã cắt gọt và có được những cây tre ưng ý, dùng dây kẽm quấn chặt những chỗ nối với nhau. Lợp mái chuồng bằng lá dừa hoặc tấm tôn và phải được buộc chắc chắn. Quá trình làm chuồng tre có thể hơi khó khăn đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo tay của sư kê.

Ưu điểm của cách làm chuồng gà đá bằng tre là dễ làm, rẻ, nguyên liệu dễ kiếm. Tuy nhiên vì quá đơn giản cho nên tính bảo vệ không cao, gà chọi có thể bị trộm bởi những thành phần bất hảo.

Cách làm chuồng gà chọi bằng sắt

Sắt thép là một loại vật liệu làm chuồng gà chọi rất chắc chắn được nhiều người sử dụng.

Cách làm chuồng gà bằng lưới thép B40

Không chỉ riêng sư kê mới thích sử dụng loại lưới thép này mà hầu như bà con chăn nuôi gia cầm đều thích loại chuồng làm từ lưới B40. Bởi vì ưu điểm của nó là dễ làm, giá thành tương đối rẻ, đồng thời môi trường sinh sống của gà cũng rất thông thoáng.

Tuy nhiên chú ý phải có mái che nắng mưa cho gà và đảm bảo được tính an toàn vững chắc của chuồng. Các cột trụ phải được đóng chặt để khi gà chọi có phấn khích quá mà bay nhảy lung tung cũng không bị hư chuồng.

Bố trí khoảng cách các chuồng cho hợp lý, bởi mắt lưới thép B40 khá lớn, khi gà thò đầu ra ngoài dễ cắn nhau với hàng xóm. Kích thước chuồng gà chọi khoảng 1,5 x 1 x 1,5m (dài x rộng x cao) là đẹp.

cách làm chuồng gà bằng lưới thép B40

Nên xây dựng chuồng lưới thép ở nơi cao ráo, có thể bố trí thêm các rãnh thoát nước phù hợp cho việc don dẹp vệ sinh và tránh cho các mầm bệnh nguy hiểm làm ổ.

Cách làm chuồng gà đá bằng sắt V lỗ

Sắt V lỗ kết hợp thêm lưới mắt cáo cũng khá nhiều người lựa chọn để làm chuồng gà chọi. Khung chuồng làm từ sắt V lỗ đảm bảo được độ vững chãi nhất định, ngoài ra sử dụng lưới mắt cáo bao quanh sẽ hạn chế việc gà đưa đầu ra ngoài cắn nhau.

Nhược điểm cách làm chuồng gà đá bằng sắt V lỗ này là chi phí khá đắt, tốn công và tốn thời xây chuồng. Tuy nhiên chuồng gà V lỗ lại hạn chế tình trạng trộm tặc dòm ngó, bảo vệ đàn gà chọi được tốt hơn.

Cần chuẩn bị những thanh sắt V lỗ theo kích thước thích hợp, hàn chúng lại chắc chắn với nhau thành bộ khung. Sau đó cột lưới mắt cáo vào khung đã có sẵn, cố gắng buộc thật chặt tránh để cho lưới bung ra.

Cách làm chuồng gà đá bằng gỗ

Từ những thanh gỗ bỏ đi, sư kê có thể tận dụng lại phần gỗ này áp dụng cách làm chuồng gà đá. Nhưng do tận dụng lại gỗ thừa cho nên có khá nhiều hình dáng của gỗ sẽ không phù hợp. Lúc này đòi hỏi sự sáng tạo và đôi tay khéo léo của sư kê.

Sư kê cần gọt, đẽo những thanh gỗ sao cho thích hợp để ghép thành chuồng, dùng miếng gỗ nhỏ hơn để làm thanh chắn. Dùng đinh hoặc dây kẽm buộc chặt lại.

Ưu điểm của cách làm chuồng gà đá bằng gỗ là có thể tiết kiệm chi phí. Nhược điểm là tốn công, nếu không có sự tỉ mỉ thì chuồng sẽ rất xấu.

Cách làm chuồng gà đá, gà chọi 2 tầng

Vật liệu được sử dụng để làm chuồng 2 tầng có thể là thành sắt V lỗ, lưới B40 hoặc lưới mắt cáo. Các bước thực hiện khá giống với chuồng gà V lỗ 1 tầng, nhưng ở chuồng gà 2 tầng cần đảm bảo độ chắc chắn cao hơn. Sư kê nên chú ý hàn gắn các thanh thép với nhau kĩ lưỡng, nhất là tầng chịu lực phía dưới.

Sau khi đã hình thành khung chuồng, tiến hành đo kích thước chuồng để cắt lưới quây cho phù hợp. Dùng máy hàn hoặc dây kẽm buộc thật căng thật chặt lưới vào khung.

Ngoài ra cần bố trí cửa ra vào sao cho thật hợp lý, phủ bạt che hoặc thiết kế mái che bằng thiếc hoặc tôn.

Hướng dẫn cách làm chuồng gà đá đẻ

Diện tích làm chuồng gà chọi đẻ không cần quá lớn, chủ yếu trong thời gian ấp gà chọi sẽ không vận động nhiều cho nên chỉ cần đủ không gian cho gà đứng lên, sãi cánh. Tuy nhiên chuồng gà đẻ cần phải kín gió, khô ráo, giữ ấm được.

Nguyên vật liệu làm chuồng gà chọi đẻ nên là miếng gỗ (hoặc thiếc) vây 3 phía, còn phía trước có thể che bằng lưới mắt cáo để dễ quan sát. Không nên dùng B40 vì B40 có lỗ to, gà con dễ bị chuột, rắn tấn công. Kích thước chuồng gà đẻ vào khoảng 0,8 x 1,5m là ổn.

Cách làm chuồng đổ gà đá

Chuồng đổ gà là nơi để đúc gà chọi con, cho nên cần bố trí khu vực này rộng rãi để gà chọi dễ dàng hoạt động. Chúng tôi khuyến khích chỉ sử dụng 1 con trống và 1 con mái để đúc. Trường hợp gà trống đúc quá ít thì nên tối đa là 3 con mái + 1 con trống.

Diện tích chuồng đổ gà khoảng từ 5 – 7m2 , nên tráng phần nền chuồng bằng xi măng để tiện việc dọn dẹp, quét tước.

Cách làm chuồng gà cản mái thì phần nền chuồng cần cho vào lớp cát tương đối dày, việc này có thể hạn chế tối đa việc mầm bệnh lây truyền qua chất thải của con vật. Nếu không đủ điều kiện anh em có thể lót bằng trấu, tuy nhiên cát vẫn là chất độn chuồng tốt nhất.

Cách làm chuồng gà đá cản mái làm chuồng cũng giống như chuồng lưới thép B40, anh em có thể tham khảo ở phần trên.

Cách làm chuồng gà đá con đơn giản

Một trong những cách nuôi gà con ít chết được các sư kê quan tâm là chuồng trại nuôi gà con từ lúc mới nở. Khá giống với chuồng gà đẻ trứng đó là cần độ ấm và tránh bị gió lùa, cho nên anh em cần tìm nơi kín gió để quây chuồng.

Việc quây lồng ấp cũng không quá khó, nhưng cần phải chú ý đến nhiệt độ và độ thông thoáng của chuồng úm.

Diện tích quây chuồng cũng không cần quá lớn, tuy nhiên có thể cơi nới được khi gà dần trưởng thành.

Những lưu ý về kỹ thuật làm chuồng nuôi gà đá

Có những yếu tố nào mà sư kê cần phải quan tâm khi thiết kế chuồng nuôi gà chọi?

Nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng

Chuồng nuôi gà chọi phải có một nhiệt độ thích hợp và ổn định, cần tránh hướng có gió lùa. Đặc biệt phải có phương án chống nóng và làm ấm cho đàn gà khi thời tiết thay đổi.

Mức độ thông thoáng của chuồng trại cũng cần phải đảm bảo để tránh tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Trong môi trường ẩm ướt, bí khí thì vi khuẩn sinh sôi rất nhanh và dễ tạo thành ổ dịch bệnh lây nhiễm như: Newcastle (ND), bạch lỵ, tụ huyết trùng,… với mức độ lây lan nhanh và khó kiểm soát.

Thuận tiện cho việc bắt gà chọi

­Không phải con gà chọi nào cũng dạn người, có những con rất nhát và thường đứng nép tuốt phía trong khi thấy có người muốn bắt mình. Cho nên nếu anh em thiết kế chuồng to, rộng mà cửa chuồng bé tí tẹo vừa đủ cho con gà chui vô thì sẽ gặp khó khăn trong việc bắt những chú gà nhát người này. Cần làm cửa ra vào sao cho tỉ lệ thuận với độ rộng và dài của chuồng nuôi gà chọi nhé.

Thuận lợi trong khâu vệ sinh

Có nhiều sư kê lên ý tưởng thiết kế một cái chuồng gà đẹp, độc đáo mà quên mất sự thuận tiện khi dọn vệ sinh. Cần tính toán việc dọn vệ sinh sao cho hợp lý, nhanh nhất và đỡ tốn công quét dọn nhất mà vẫn đảm bảo độ sạch sẽ.

Chọn hướng xây chuồng

Thông thường người ta sẽ chọn hướng đông nam để xây chuồng gà, bởi vì hướng này tránh được mặt trời chiếu trực tiếp, đông ấm hạ mát. Nếu khu vực chăn nuôi không cho phép xây cửa chuồng về hướng này thì anh em cố gắng hạn chế thấp nhất mặt trời chiếu thẳng vào chuồng cũng như che chắn kĩ tránh việc bị gió lùa, mưa tạt.

Chúng tôi vừa tổng hợp cách làm chuồng gà đá từ A đến Z. Sư kê có thể chăm chút thêm cho “nhà” của chiến kê của mình thêm phần đẹp mắt theo cá tính riêng. Anh em có thể chia sẻ những mẫu chuồng gà đơn giản, đẹp để mọi người cùng tham khảo thông qua web của Đá Gà Campuchia.

Bài viết liên quan