#5 Phác Đồ Điều Trị Bệnh Ecoli Trên Gà An Toàn – Tiết Kiệm

Khi chăn nuôi gà chắc hẳn ít nhất một lần bà con gặp phải căn bệnh Ecoli trên gà. Căn bệnh này có nhiều diễn tiến phức tạp do phát sinh thêm căn bệnh thứ phát như CRD. Bệnh E Coli trên gà không có nhiều biểu hiện đặc trưng và dễ bị nhầm lẫn với bệnh hen ở gà. Để hiểu rõ hơn dấu hiệu nhận biết đàn gà có bị nhiễm Ecoli hay không, mời bà con theo dõi bài viết sau đây.

Tìm hiểu chi tiết về bệnh Ecoli trên gà

Bệnh Ecoli trên gà gây ra bởi vi khuẩn Escherichia coli gọi tắt là E.Coli. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc E.coli

Do môi trường sống không sạch sẽ, nguồn thức ăn nước uống bị nhiễm khuẩn. Sự tiếp xúc giữa con bệnh với con khỏe trong đàn thông qua thức ăn, nước uống hoặc chất thải của con bệnh.

Lây truyền từ con mẹ sang con con qua ống dẫn trứng, quá trình ấp trứng bị nhiễm vi khuẩn cũng là điều kiện làm phát sinh bệnh Ecoli trên gà.

Triệu chứng, bệnh tích khi gà mắc Ecoli

Khi gà mắc Ecoli sẽ có biểu hiện như thế nào? Khi mổ khám xác gà chết do Ecoli có bệnh tích ra sao ?

Dấu hiệu gà bị Ecoli

Đối với căn bệnh Ecoli sẽ không có quá nhiều dấu hiệu đặc trưng riêng.

  • Gà bị sốt, về sau giảm dần, gà bị tái mặt, gà ủ rũ kém ăn;
  • Gà mắc bệnh thường bị xù lông, gà con bị xệ cánh, vận động ít thậm chí không vận động.
  • Gà tiêu chảy, có màu vàng xanh xen lẫn bọt khí;
  • Gà khó thở, thở gấp, tỷ lệ chết cao trong giai đoạn từ 1 – 5 tuần tuổi.

Nếu gặp các bệnh thứ phát như: Bệnh thương hàn ghép E coli ở gà hoặc Gà bị CRD ghép E coli thì tỷ lệ chết có thể lên đến 80%.

Giải phẫu gà bị Ecoli

Khi mổ khám xác gà chết do Ecoli, sẽ thấy được những dấu hiệu sau:

  • Màng bao quanh tim bị đục, màng bụng có dịch, màng gan phủ lớp trắng đục do bị viêm. Trường hợp gà bị bệnh nặng thì gan sẽ bị xuất huyết, sưng to và bị đỏ.
  • Túi khí và đường ruột bị viêm. Buồng trứng bị hoại tử, dịch đóng ở trong ống trứng, noãn hoàn bị teo hoặc bị bể nát.
  • Giai đoạn ấp trứng chuẩn bị nở khi bị nhiễm Ecoli có thể bị chết phôi. Nếu gà có thể nở cũng sẽ chết sau đó vài giờ. Gà có sống được cũng gầy gò, ốm yếu.
  • Viêm ống dẫn trứng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chết nhiều ở gà đẻ. Vi khuẩn xâm nhập vào thời điểm gà đẻ trứng và bị tổn thương buồng trứng.
  • Dịch hoàn ở gà trống bị viêm, khi mổ khám thấy sưng và cứng, hình dạng bất thường hoặc có thể bị hoại tử.
  • Gan, ruột, manh tràng xuất hiện những khối u hạt lấm tấm. Tuy ít khi xảy ra nhưng nếu bị nhiễm thì tỷ lệ chết rất cao 75% ở gà trưởng thành.

Thuốc đặc trị Ecoli ở gà

Các phác đồ điều trị bệnh Ecoli trên gà:

Đối với gà con:

  1. Dùng Spectinomycin + Lincomycin;
  2. Hoặc Tylosin + Gentamycin

Dùng với liều lượng gấp đôi của nhà sản xuất liên tục trong 2 – 3 ngày.

Đối với gà trưởng thành sẽ có 3 phác đồ điều trị tùy theo mức độ nặng hay nhẹ:

  1. Lincomycin + Spectinomycin + Flofenicol + Doxycinlin (có thể thay thế bằng Gentamycin + Tylosin) dùng để tiêm cho gà. Bổ trợ thêm cho gà với các loại vitamin C, K + Gluco + Paracetamol sau khi tiêm thuốc 2 tiếng để tăng sức đề kháng cho gà.
  2. Gà mắc bệnh nặng:
    • Colinorcin + Vimetryl 5% + Vimexyson C.O.D tiêm 1ml/ 5kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.
    • Bổ sung thêm các loại thuốc Aminovit + Vime C Electrolyte để tăng thêm sức đề kháng cho gà. Liều lượng theo như nhà sản xuất ghi trên bao bì.
  3. Thuốc kháng sinh đặc trị E.Coli:
    • Coli – vinavet: dùng để pha nước hoặc trộn vào thức ăn, theo liều lượng 3g/ 3kg gà/ 1 ngày. Dùng liên tục trong 3 – 4 ngày.
    • Coli – KN: dùng tiêm bắp cho gà bị bệnh, 0,5ml/1kg gà/ 1 ngày, dùng liên tục trong 3 – 4 ngày.
    • Coli – SP: dùng tiêm bắp liều lượng 0,1ml/1kg gà/ 1 ngày, liên tục trong 3 – 5 ngày.
    • Chlortetradexa: tiêm bắp thịt cho gà với liều lượng 1ml/ 5kg gà/ 1 ngày; dùng liên tục trong 3 – 4 ngày.
    • Neotesol: pha nước hoặc trộn thức ăn cho gà, liều lượng 0,1g/ 1kg gà/ 1 ngày; dùng trong 3 – 4 ngày.
    • Ngoài ra nên sử dụng thêm các loại vitamin,điện giải để tăng sức đề kháng cho gà.
  4. Kháng thể e coli cho gà: dùng để trị bệnh Ecoli trên gà. Liều dùng 10gram cho 20 – 30 gia cầm, sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày.

Phòng bệnh Ecoli trên gà

Công tác phòng bệnh rất quan trọng trong việc hạn chế bệnh E coli trên gà và cả những căn bệnh khác.

  • Khử trùng, dọn dẹp chuồng trại thường xuyên. Ổ đẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ chất thải và cũng phải được khử trùng.
  • Máng ăn máng uống cần phải cọ rửa sạch sẽ. Quét dọn chất độn chuồng thường xuyên, đem đốt bỏ là tốt nhất.
  • Đi nhặt trứng mỗi ngày, loại bỏ những quả bị nứt để hạn chế bệnh E.Coli ở gà con, làm giảm tỷ lệ gà mới nở. Nếu dùng máy ấp thì phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp, luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà để chúng phát triển tốt nhất. Bổ sung thêm các vitamin + men tiêu hóa + chất điện giải tăng cường sức đề kháng cho gà.
  • Theo dõi tình trạng đàn gà thường xuyên, cách ly ngay những con bị bệnh tránh lây lan toàn đàn.
  • Tiêm vacxin ecoli cho gà theo lịch tiêm vacxin của cơ quan thú y. Ngoài ra cũng nên tiêm phòng các loại vacxin khác để hiệu quả phòng bệnh đến cao nhất.

Căn bệnh Ecoli trên gà không quá khó chữa nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên nếu để căn bệnh thứ phát như CRD, cầu trùng, thương hàn,… bùng lên thì sẽ gây nguy hiểm cho đàn gà nhà bạn. Hãy nắm bắt thời cơ để chữa trị ngay căn bệnh này, đừng để tới khi bệnh kế phát xuất hiện thì mới tìm cách chữa e rằng đã quá muộn. Chúc bà con thành công.

Bài viết liên quan