Mách Nhỏ #4 Cách Nuôi Chim Trĩ Bỏ Túi Tiền Triệu Mỗi Tháng

Mô hình nuôi chim trĩ được nhiều người tìm hiểu do mang lại nhiều lợi nhuận. Cách nuôi chim trĩ cũng không quá khó khăn và đầu ra cũng ổn định nên nhiều bà con chăn nuôi tất nhiên muốn thử sức với mô hình nuôi mới này. Vậy khi nuôi chim trĩ cần chuẩn bị những gì ? Nên nuôi trĩ đỏ hay xanh ? Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn những bước cơ bản cách nuôi chim trĩ để cho bà con nào mới bắt đầu nuôi sẽ không phải bỡ ngỡ.

Giá trị chim trĩ

Chim trĩ có ngoại hình đẹp, thường được cân nhắc nuôi để làm cảnh bởi vì người ta tin rằng chim trĩ có thể mang lại may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, giá trị về dinh dưỡng của chim trĩ cao, cao hơn sơ với thịt gà hoặc vịt. Trong thịt chim trĩ có chứa hàm lượng protein cao hơn 30% trong thịt gà, vịt. Các loại vitamin cần thiết như A, C, B1, B3, B6,… và các loại axit amin thiết yếu.

Chim trĩ còn được dùng trong Đông y với công dụng như: bổ khí, bổ gan thận,… Ngoài ra, thịt chim trĩ còn rất tốt cho người già, trẻ em suy dinh dưỡng và phụ nữ sau sinh.

Đặc biệt, chim trĩ xanh được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe của nam giới.

Cách nuôi chim trĩ thu lãi cao

Nuôi chim trĩ lấy thịt hoặc lấy trứng đều có lợi nhuận cao và đầu ra ổn định. Vậy khi nuôi chim trĩ cần chuẩn bị những gì ? Cách nuôi chim trĩ ra sao?

Làm chuồng nuôi chim trĩ

Chuồng nuôi chim trĩ lớn

Chuồng trại là một trong những yếu tố góp phần thành công cho sự nghiệp nuôi chim trĩ thương phẩm.

  • Cần chọn khu vực cao ráo, thoáng khí, xây dựng chuồng trại kiêng cố. Nên thiết kế kích thước chuồng nuôi chim trĩ theo diện tích 3,5 m x 6 m x 2,8 m cho 25 – 30 con chim.
  • Nên chọn hướng xây chuồng là Đông Nam, đảm bảo đông ấm hạ mát, nhiệt độ luôn ổn định.
  • Chuồng trại nên được che chắn cẩn thận tránh cho chim bay đi mất. Lợp mái chuồng bằng lá để không khí trong chuồng luôn thoáng mát.
  • Bố trí thêm giàn đậu cho chim, nên làm bằng tre nứa, gỗ để chim bám tốt hơn. Thiết kế thêm các bụi cây để chim có thể ẩn náu khi rượt đuổi nhau.
  • Lát nền chuồng bằng phẳng, trơn láng, lót một lớp trấu dày 8 cm để giữ vệ sinh khu chăn nuôi và thuận tiện cho việc dọn chuồng.
  • Thiết kế một góc nhỏ để nắng chiếu vào, đồng thời phải che màn chắn gió lùa vào.
  • Khi nuôi số lượng lớn, cần phân ô ra để tiện việc chăm sóc, theo dõi sức khỏe. Trồng thêm vài bụi rau cỏ để chim có thể mổ ăn nếu không chúng sẽ rượt đuổi nhau.

Chuồng úm chim trĩ con

Úm chim non là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp cho chim trĩ có sức khỏe tốt và ít bị bệnh.

  • Diện tích lồng úm cho 200 con chim trĩ non là 1m x 2m x 0,5m; chuồng úm cách nền đất 10cm.
  • Phủ một lớp rơm dày 10cm dưới đáy lồng, xung quanh dùng bìa thùng carton hoặc dùng tấm bạt quây kín lại.
  • Dùng đèn sưởi treo giữa lồng úm, đảm bảo nhiệt độ thích hợp không quá nóng hoặc quá lạnh. Bố trí thêm máng uống cho chim con, có thể pha nước với rượu tỏi để phòng bệnh.
  • Dọn dẹp sạch sẽ chuồng nuôi, khử trùng trước nửa tháng khi thả chim con vào úm.

Chim trĩ sẽ không tự ấp trứng, nếu bà con nuôi trĩ giống thì nên trang bị máy ấp trứng hoặc bỏ nhờ vào ổ của gà tre, gà mái mơ,… Phương pháp dùng máy ấp được ưu tiên sử dụng bởi sự tiện lợi và tỷ lệ ấp nở cao. Khi ấp trong máy ấp cần điều chỉnh nhiệt độ như sau:

  • Nhiệt độ trọng 7 ngày đầu: 37,5 độ C, độ ẩm 55%;
  • Tuần 2: 37,3 độ C, độ ẩm 60%;
  • Từ tuần thứ 3 trở đi: 37 độ C, độ ẩm 75%.

Sử dụng nước cất để tạo độ ẩm, không dùng các loại nước chứa tạp chất hoặc nước bẩn.

Chọn chim trĩ giống

Có 3 hình thức chọn con giống, tùy theo hình thức mà mức giá sẽ khác nhau:

  1. Mua trứng về ấp: giá khá rẻ, tuy nhiên bà con cần đầu tư máy ấp và chuồng úm trước. Khi chọn cách này chim non sẽ quen dần với môi trường chăm sóc. Nhưng cách này tỷ lệ nở khá thấp.
  2. Mua con non về ấp: Giá có nhỉn hơn mua trứng một chút nhưng tỷ lệ hao hụt không nhiều, từ 5 – 7%.
  3. Mua chim trĩ bố mẹ giống: giá thành khá cao, lượng thức ăn tiêu tốn cũng nhiều nhưng nếu có kỹ thuật nuôi tốt thì khả năng khai thác trứng rất cao. Nên chọn những con ngoại hình to cao, có đuôi dài, đi đứng nhanh nhẹn, mặt lanh lợi. Chim mái nở hậu, không có dị tật, sức khỏe tốt…

Cần tìm các cơ sở cung cấp giống uy tín để đảm bảo mua được con giống chất lượng.

Cách nuôi chim trĩ trong vườn nhà qua từng giai đoạn

Mỗi giai đoạn trưởng thành sẽ có một cách nuôi chim trĩ khác nhau, bà con cần nắm vững kỹ thuật để chăm sóc tốt nhất.

Cách nuôi chim trĩ non

Giai đoạn chim non từ 1 – 4 tuần tuổi cần úm trong lồng để chúng cứng cáp, khỏe mạnh. Không để chuồng ngay hướng gió dễ bị gió lùa vào. Dùng lưới mắt cáo che phía trên tránh cho chuột, rắn,… bò vào xơi đàn chim. Thức ăn cho chim con dưới 10 ngày tuổi chỉ là cám công nghiệp, không cho chim non ăn tấm gạo. Khi chim trĩ non được trên 10 ngày tuổi thì trộn thức ăn theo tỷ lệ 1:1.

Lúc chim trĩ được 5 – 12 tuần đã cứng cáp hơn, có thể thả chúng ra nền chuồng để chim hoạt động. Chuồng nên có thêm bãi cát để chúng có thể tắm cát thoải mái.

Xung quanh cần giăng lưới cao để chim không bay đi. Có thể cắt đi lông cánh để chim không bay được. Thức ăn cho chim trên 20 ngày tuổi là thóc, bắp và cần bổ sung thêm sâu, giun, dế, rau lang, chùm ngây, rau muống,…

Không cho chim ăn những loại thức ăn lạ có thể làm chúng bị tiêu chảy.

Cách nuôi chim trĩ trưởng thành

Lúc này chim cần nhiều không gian hơn để vận động. Thức ăn cũng sẽ thay đổi thành dạng cho gia cầm lớn kết hợp với thóc. Trộn thêm vào thức ăn rau xanh để bổ sung thêm chất xơ.

Thời điểm này chim trĩ có thể cắn mổ nhau, nên tách riêng những con bị cắn khỏi những con cắn từ 3 – 5 ngày rồi thả chúng lại như thường.

Bắt buộc mài hoặc cắt bớt mỏ dưới của chim trĩ. Việc cắt bớt mỏ dưới không để cho chim mổ trứng. Bạn đừng lo làm mất vẻ đẹp hoặc chim không thể đạp mái. Bởi vì phần mỏ dưới đã bị che khuất nên không thể nhìn thấy được mỏ dưới ngắn hay dài. Chim trống cũng không cần tới mỏ trong quá trình đạp mái do quá trình này chỉ từ 15 – 30 giây.

Bổ sung thêm các khoáng chất như canxi, kẽm,… nếu tình trạng cắn mổ nghiêm trọng thì bạn nên mua thuốc chống cắn mổ có bán tại các tiệm thuốc thú y.

Nhiệt độ nuôi chim trĩ

Khi mới nở, chim non rất cần nguồn nhiệt do chúng chưa thể tự điều chỉnh thân nhiệt. Cần mở đèn sưởi cho chim suốt 24/24 trong suốt 1 tháng đầu.

Quan sát tình trạng bầy chim để chỉnh nhiệt độ cho thích hợp:

  • Thấy chim tản xa đèn sưởi: nhiệt độ quá nóng, cần hạ nhiệt độ xuống;
  • Chim non tụ tập ngay dưới nguồn nhiệt, nằm chất đống lên nhau: do quá lạnh, cần phải tăng nhiệt độ;
  • Chim non đứng nép vào một góc: có thể do gió lùa vào, cần kiểm tra và che chắn nơi bị gió lùa ngay.
  • Chim đứng tản đều, đi lại thoải mái: nhiệt độ vừa phải.

Phòng bệnh cho chim trĩ

Mặc dù có đề kháng cao nhưng chúng vẫn có thể bị nhiễm bệnh, bà con cần có biện pháp phòng bệnh cho chim trĩ như sau:

Thực hiện việc tiêm phòng cho chim non theo lịch sau:

Ngày tuổi Loại thuốc Cách dùng
1 Thuốc đặc trị E.Coli như COLIQUIN, Vime-Coam Pha nước uống liều lượng bằng 1/2 của nhà sản xuất.
5 – 7 Vacxin Lasota Nhỏ mắt hoặc mũi từ 1 – 2 giọt/ con, pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
14 Vacxin Gumboro Pha nước uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
22 Vacxin Lasota Nhỏ mắt hoặc mũi từ 1 – 2 giọt/ con, pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
75 Vacxin Newcastle
Vacxin tụ huyết trùng
Tiêm dưới da hoặc ức, không tiêm bắp vì có thể làm chim bị liệt. Liều lượng pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Sau đó định kì 2 – 3 tháng chủng lại 1 lần.

Dọn dẹp, quét tước khu chăn nuôi, thay chất độn chuồng mới mỗi ngày để hạn chế vi khuẩn phát sinh dịch bệnh. Nếu ấp bằng máy ấp trứng, cần làm vệ sinh sạch sẽ trước ấp lứa mới để loại bỏ vi khuẩn.

Pha rượu tỏi với nước cho gà uống để tăng sức đề kháng cho chim trĩ. Tỏi ngâm rượu chữa hen cũng rất hiệu quả ở gia cầm. Mật độ nuôi nhốt vừa phải, không nuôi quá đông dễ làm chim stress và lây lan dịch bệnh nhanh (nếu có).

Giá chim trĩ hiện nay

Bảng giá chim trĩ mới nhất hiện nay:

Ngày tuổi Giá chim trĩ đỏ (VND/ con) Giá chim trĩ xanh
(VND/ con)
Trứng ấp 30.000- 40.000 70.000 – 100.000
7 70.000 – 80.000 190.000 – 210.000
30 150.000 – 170.000 300.000 – 410.000
60 245.000 – 255.000 795.000 – 810.000
90 340.000 – 355.000 990.000 – 1.050.000
120 340.000 – 355.000 1.300.000 – 1.400.000
150 540.000 – 560.000 1.550.000 – 1.600.000
180 645.000 – 665.000 1.780.000 – 1.800.000
Hậu bị 1.400.000 – 1.500.000/cặp 3.790.000 – 3.850.000/ cặp
Sinh sản 1.680.000 – 1.750.000/ cặp 4.980.000 – 5.050.000/ cặp
Nuôi cảnh 2.700.000 – 2.800.000/ cặp 6.000.000 /cặp
Lấy thịt 350.000 – 420.000 đồng/ kg

Môt số trại giống cung cấp chim trĩ: trại giống Thu Hà, TRANG TRẠI HẠT THÓC VÀNG, trại giống Thanh Tùng, Trang trại An Thành,… Cách nuôi chim trĩ mang lại lợi nhuận cao đang được nhiều người nuôi hướng tới để cải thiện tình trạng kinh tế cho gia đình. Nuôi chim trĩ không quá khó, nếu thực hiện đúng kĩ thuật đàn chim sẽ cho lợi nhuận hàng chục triệu mỗi tháng. Bài viết này chúng tơi đã sơ lược cách nuôi chim trĩ cho bà con tham khảo. Chúc bà con thành cong với mô hình này.

Vài câu hỏi thường gặp

Nên nuôi trĩ đỏ hay xanh ?

Tùy thuộc vào tài chính và sở thích của bà con mà lựa chọn nên nuôi trĩ đỏ hay xanh. Nếu bà con muốn nuôi trĩ thương phẩm thì nên nuôi trĩ đỏ. Giá con giống rẻ hơn, cách nuôi chim trĩ đỏ cũng dễ hơn so với chim trĩ xanh. Chim trĩ xanh có giá mắc hơn do chúng quý hiếm và có khả năng sinh sản tốt hơn.

Trĩ đỏ giá bao nhiêu ?

Tùy theo độ tuổi con giống mà sẽ có từng mức giá khác nhau. Giá trứng ấp rẻ hơn chỉ từ 30 – 40 nghìn/ quả. Giá con giống thì dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng. Giá thịt thương phẩm khoảng 350 – 420 nghìn đồng/kg.

Bài viết liên quan