Chim sáo là giống chim thông minh, có thể bắt chước tiếng người nên chúng được nuôi nhiều để làm cảnh. Trong đó,chim sáo mỏ vàng được nuôi rất phổ biến ở nước ta. Chim sáo mỏ vàng không sở hữu vẻ ngoài đẹp như công lam Ấn Độ hay chim trĩ, tuy nhiên khả năng nói thần sầu đã khiến nhiều người yêu chim cảnh ngả mũ thán phục. Vậy cách nuôi sáo đen mỏ vàng như thế nào để chúng có thể bắt chước tiếng người ? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu về chim sáo
Họ sáo có danh pháp khoa học là Sturnidae, là một giống chim có kích thước trung bình tới nhỏ. Giống chim sáo có chân khỏe, bay khỏe, thích sống theo bầy đàn.
Phần lớn chim họ sáo làm ổ trong các hốc cây, lỗ bọng. Trứng có màu trắng hoặc xanh lam. Chim sáo được ghi nhận lần đầu vào năm 1815, ở Việt Nam người ta còn gọi sáo với những cái tên khác như: chim yểng, chim nhồng.
Trọng lượng khi trưởng thành ở chim sáo từ 35 – 220gram, chiều dài cơ thể từ 15 – 30cm. Phần đầu nhỏ, dẹt, mắt sáng có 2 màu đen hoặc nâu.
Chim sáo không bay lượng như các loại chim khác, chúng chỉ bay theo đường thẳng. Chim có thể bay hàng giờ liền mà không bị mệt.
Chim có 2 lớp lông, phía ngoài mọc lông cứng, dài nhất là ở vùng đuôi, cánh, rất cứng cáp giúp chim điều khiển trong lúc bay. Phần lông bên trong lại mèm mại, màu nhạt hơn lớp bên ngoài.
Mỗi dòng sáo sẽ có màu khác nhau, tiêu biểu là 3 màu: nâu, đen, đốm xanh.
Có 3 loại chim sáo phổ biến tại Việt Nam được nhiều người nuôi: chim sáo đá xanh, chim sáo nâu, chim sáo đen mỏ vàng. Hôm nay chúng ta chỉ tìm hiểu riêng về cách nuôi sáo đen mỏ vàng làm cảnh.
Cách nuôi sáo đen mỏ vàng
Để chim sáo có thể khỏe mạnh, hót hay là cả quá trình chăm sóc của nghệ nhân chim cảnh. Những khâu nào cần làm khi nuôi chim sáo ?
Môi trường nuôi nhốt
Cách nuôi sáo đen mỏ vàng như thế nào ?
Lồng nhốt chim sáo
Lồng chim có rất nhiều chất liệu để làm, từ gỗ, mây, tre cho đến khung kim loại. Thực chất sáo rất thích bay nhảy tự do, cho nên khi nhốt chúng lại cần phải đảm bảo không gian rộng rãi để chúng hoạt động.
Trang bị thêm máng ăn máng uống trong lồng cho chim. Khóa cửa phải chú ý lắp đặt kỹ càng, tránh cho chim bay đi. Gắn thêm 1 thanh cây ngang trong lồng để cho chim sáo đậu lên đó.
Để tiện lợi hơn, bạn có thể tìm mua lồng cho sáo ở các cửa hàng chuyên bán lồng chim. Vừa đỡ mất thời gian làm, vừa đẹp và chắc chắn. Nếu bạn có khiếu thẩm mỹ, có thể tự tay sơn lồng để tổ ấm của sáo được đẹp hơn.
Vị trí treo lồng
Hướng Đông Nam chính là hướng thuận lợi nhất để cho chú sáo đen mỏ vàng của bạn cư ngụ. Hướng này vừa mát vào mùa hè, không bị gió lùa vào mùa đông, hạn chế những tác động tiêu cực từ thời tiết.
Sáng sớm nên phơi nắng cho sáo, buổi trưa nắng gắt thì đem chúng đến chỗ có bóng râm. Phủ thêm vải che chắn lồng chim vào những ngày trời đông lạnh giá. Như vậy có thể đảm bảo sức khỏe cho con sáo cưng của bạn.
Chọn con giống
Chú ý chọn những con khỏe mạnh, lanh lợi, mắt sáng, tiếng hót vang và có mỏ to. Chọn những con có bề ngoài đẹp, móng chân đẹp không dị tật.
Thức ăn cho chim sáo hót hay
Để đơn giản hóa việc nuôi chim, bạn có thể mua loại thức ăn cho chim ngay tại của hàng. Lâu lâu có thể thay đổi bằng cơm, gạo, hạt kê,… và cho sáo ăn thêm cào cào, châu chấu, sâu,… Bổ sung thêm các loại trái cây như: bột lạc trộn với trứng, chuối,…
Cách phòng bệnh
Lúc nuôi chim cần chú ý những biểu hiện bất thường của chúng để phát hiện bệnh kịp thời. Các bệnh mà sáo thường mắc là tiêu chảy, viêm phổi.
- Để chúng khỏe mạnh cần cho ăn đủ chất dinh dưỡng.
- Dọn dẹp lồng thường xuyên để loại bỏ mùi hôi cũng như các vi khuẩn trong lồng.
- Che chắn kỹ cho sáo vào những ngày lạnh, ngày mưa gió.
Dạy sáo đen tập nói
Một điều ít ai biết đó là những con chim đã lớn thành thục thường sẽ rất nhát người và khá hung dữ. Nên mua những bé sáo còn nhỏ để tập quen chúng từ từ, tạo mối giao hảo giữa chủ nuôi và chim.
Kinh nghiệm của những người đã huấn luyện chim sáo nói thành công như sau:
- Để lồng chim ở nơi yên ắng, vắng vẻ, dùng một tấm vải đen để bao quanh, chỉ khi nào cho chim ăn mới mở ra.
- Hãy bắt đầu dạy chim nói bằng những từ đơn giản như: xin chào, tạm biệt,… khi chim đã nhuần nhuyễn rồi hẵn nâng cấp lên bằng những câu dài hơn.
- Thời gian tốt để huấn luyện cho chúng là buổi tối, lúc sáo đang ngủ hoặc lúc nhử mồi. Kiêng trì tập chừng 5 – 6 tháng là chúng có thể nói sành sõi.
- Trong giai đoạn lột lưỡi, hãy dùng tay để lột lưỡi nhanh hơn, giúp lưỡi mềm và dễ dàng cho chim phát âm. Giữ sáo cẩn thận (nên nhờ thêm người để hỗ trợ), dùng móng tay để khựi lớp sừng phía dưới bong ra từ từ. Sau khi bong ra dùng nhíp hoặc tay để kéo xuôi ra bên ngoài. 1 – 2 tháng làm một lần để tránh tình trạng lưỡi sáo bị cứng.
- Chú ý:
- Dùng ít giấm hoặc chanh bôi lên đầu lưỡi của chim, việc này sẽ giúp lưỡi chúng mềm hơn và dễ bóc hơn.
- Cách lột lưỡi sáo phải làm nhẹ nhàng tránh cho chim bị thương, chúng thù rất dai nên nếu lỡ làm đau thì lần sau sẽ khó thực hiện hơn. Hoặc có trường hợp quá mạnh tay làm chết chim.
Cách tắm cho chim sáo
Khi tắm cho chim, dọn hết máng ăn, máng uống ra ngoài để không gian rộng rãi và đặt vừa một tô nước sạch.
Lấy khay hứng phân thay bằng khay đựng nước. Mới tắm lần đầu, hãy vẩy ít nước lên người nó và sau đó nó sẽ tự nhảy vào tô tắm. Thực hiện thêm vài lần và chúng sẽ quen dần với việc này. Khi nào nhiệt độ cao thì nên cho chim tắm mỗi ngày 1 lần, nếu vào mùa lạnh thì nên hạn chế lại.
Cách nuôi sáo đen mỏ vàng không quá khó, tuy nhiên cũng cần phải bỏ công bỏ sức ra để chăm sóc. Chúng tôi đã hướng dẫn những bước cơ bản về cách nuôi sáo đen mỏ vàng cũng như cách tập sáo nói chuyện. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về cách nuôi sáo đen mỏ vàng hay cùng trao đổi với chúng tôi. Chúc anh em thành công và có một chú sáo biết nói, hót hay.
Một vài câu hỏi thường gặp
Giá sáo đen mỏ vàng là bao nhiêu ?
Tùy thuộc vào kích thước, giọng hót và nơi bán mà mức giá sẽ dao động từ hơn 200 nghìn đến khoảng 4 triệu đồng/ con.
Nên nuôi sáo nâu hay sáo đen ?
Sáo đen hay sáo nâu đều có thể huấn luyện chúng biết nói. Tuy nhiên mức giá sẽ khác nhau một chút, sáo nâu rẻ hơn sáo đen. Muốn nuôi loại sáo nào sẽ tùy thuộc vào sở thích của bạn.