Nhiều hộ dân đang áp dụng mô hình nuôi bồ câu Pháp để cải thiện kinh tế cho gia đình. Nuôi bồ câu đặc biệt là bồ câu Pháp đang có xu hướng mở rộng bởi lợi nhuận mà chúng mang lại rất lớn. Tuy nhiên việc đầu tiên cho người mới bắt đầu chính là hạch toán kinh tế nuôi bồ câu Pháp. Vậy chi phí nuôi bồ câu Pháp là bao nhiêu ?
Giống như tên, bồ câu Pháp là giống bồ câu nhà được nhập khẩu về từ nước Pháp. Giống bồ câu này là loại to nhất dùng cho mục đích nuôi thương phẩm. Chúng sẽ lớn nhanh và cho năng suất cao hơn các loại bồ câu khác nếu như được chăm sóc đúng kỹ thuật.
Bồ câu Pháp trống có ngoại hình to hơn con mái, phần đầu thô to, gù mái thành thục, phần xương chậu nhỏ hẹp hơn con mái.
Con mái nhỏ hơn, có phần đầu nhỏ gọn, xương chậu rộng. Chim mái bắt đầu sinh sảnh khi được 4 tháng.
Có 2 dòng bồ câu Pháp chủ yếu:
- Bồ câu Pháp Titan: dòng này có khá nhiều màu lông khác nhau từ trắng đến đốm, nâu, xám. Trong 1 năm một đôi chim có thể sinh sản và ấp nở từ 12 – 13 con chim non. Trọng lượng chim non 1 tháng tuổi khoảng 700 gram.
- Dồng mimas: dòng bồ câu này chỉ duy nhất 1 màu lông trắng. Một năm thì mỗi cặp bồ câu cho ra khoảng 15 – 17 con bồ câu non. Trọng lượng chim non 1 tháng tuổi khoảng 590 gram.
Mặc dù 1 cặp bồ câu có thể sinh sản đến 5 năm, tuy nhiên chỉ đến 3 năm là sản lượng trứng giảm và cần được thay thế. Bồ câu Pháp sinh sản quanh năm, vừa ấp trứng vừa sinh sản. Trong năm bồ câu mái đẻ từ 8 – 10 lứa, mỗi lứa có 2 trứng và thời gian ấp nở khoảng 16 -18 ngày. Sau khi chim non nở thì con trống sẽ nuôi để con mái nghỉ ngơi khoảng 10 ngày và bắt đầu đẻ lứa mới.
Thức ăn cho bồ câu Pháp cũng khá đơn giản, chủ yếu là bắp, gạo, thóc sạch,… có thể dùng kết hợp giữa thức ăn công nghiệp trộn với gạo lứt để kích thích hệ tiêu hóa của chúng.
Cho chúng ăn thêm đậu xanh, đậu nành, đậu đen,… đặc biệt đối với đậu nành cần cho ăn ít và phải rang chín trước khi cho chim ăn. Bổ sung sỏi giúp quá trình tiêu hóa của chim tốt hơn. Nên lựa chọn những hạt sỏi có kích thước 0,5 – 0,8mm, đường kính từ 0,2 – 0,4mm.
Chi phí nuôi bồ câu Pháp
Hạch toán kinh tế nuôi bồ câu Pháp chi tiết nhất.
Giá bồ câu Pháp
Mức giá bồ câu sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của chim, vùng miền, khu vực, trang trại mà bạn chọn mua.
Việc chọn con giống rất cần thiết, tạo tiền đề để quá trình chăm sóc nuôi dưỡng bồ câu sau này.
Mức giá của bồ câu Pháp
Ở miền Bắc mức giá của bồ câu khá cao, một cặp chim bố mẹ từ 3 – 4 tháng có giá khoảng 250.000 – 350.000 đồng. Ở miền Nam, giá thấp hơn một chút, khoảng 200.000 – 250.000 đồng/ cặp.
Nếu mua trong các viện chăn nuôi mức giá có thể cao hơn từ 1,5 – 2 lần.
Mua bồ câu Pháp ở đâu?
Có nhiều cơ sở cung cấp con giống bồ câu khá uy tín trên thị trường:
- Trại giống Thu Hà;
- Trại bồ câu Minh Dũng;
- Trại Bồ Câu Minh Trí;
- Trại Bồ Câu FAMI;
- Viện chăn nuôi Thụy Phương;
Đây là một vài cái tên cung cấp bồ câu giống với mức giá ổn định và chất lượng con giống tốt. Bà con nên tìm đến những cơ sở đáng tin cậy để mua con giống, tránh tình trạng “tiền mất tật mang” khi mua giống trôi nổi trên thị trường.
Tính theo quy mô chăn nuôi nhỏ 100 cặp bồ câu thì mức giá con giống khoảng: 350.000 x 100 = 35.000.000 đồng.
Chi phí chuồng bồ câu
Nếu bà con đã có sẵn chuồng bồ câu thì phần chi phí này sẽ không tính vào. Nếu bà con mới bắt đầu nuôi thì chúng tôi xin liệt kê sơ phần chi phí chuồng trại như sau:
Chi phí xây dựng chuồng trại vào khoảng 6 triệu đồng cho diện tích 20m2/ 100 cặp bồ câu. Ngoài ra mức giá lồng nuôi 130.000 đồng/ lồng kèm máng ăn, chi phí lót ổ cho bồ câu đẻ khoảng 20.000 đồng/ ổ. Ước tính cho phí cho chuồng trại khoảng:
6.000.000 + (130.000 x 100) + (20.000 x 100) = 21.000.000 đồng.
Chi phí nhân công
Phần chi phí nhân công này đối với mô hình nuôi 100 cặp bồ câu cũng không quá vất vả nên bà con có thể lấy công làm lời.
Phần chi phí nhân công sẽ không được tính vào bảng hạch toán này.
Chi phí điện nước
Trang trại cần có hệ thống làm mát, hệ thống sưởi ấm cho chim non,… cũng như cần nguồn nước sạch cho chim uống và để dọn dẹp chuồng trại. Ước tính phần chi phí này khi nuôi 100 cặp bồ câu khoảng 500.000 đồng/ tháng. Trung bình cần 6 tháng từ khi nuôi đến lúc xuất bán nên chi phí điện nước sẽ là 3.000.000 đồng.
Chi phí thuốc men
Việc tiêm phòng hiện nay tuyệt đối không thể thiếu ở bất cứ mô hình chăn nuôi gia cầm nào chứ không riêng gì nuôi bồ câu trong nhà.
Cần phải tiêm phòng các loại vacxin như: vacxin lasota, vacxin ngừa bệnh Newcastle,… để tránh tình trạng dịch bênh bùng phát.
Ước tính chi phí vacxin cho 100 cặp bồ câu khoảng 3.000.000 đồng. Ngoài ra bà con nên tính dư một khoảng đề phòng dịch bệnh phát tán.
Chi phí nuôi bồ câu Pháp – Thức ăn
Đối với bồ câu Pháp thương phẩm, thời gian nuôi khoảng 6 tháng là có thể xuất bán. Đối với một cặp chim thì lượn thức ăn trung bình từ lúc còn nhỏ đến khi trưởng thành khoảng 22kg.
Giá thức ăn cám công nghiệp Pronconco khoảng 270.000 đồng/ bao 25kg, tính ra khoảng 11.000 đồng/kg. Ước tính chi phí nuôi bồ câu Pháp mục thức ăn vào khoảng : 11.000 x 22 x 100 = 24.200.000 đồng. Chi phí này có thể sẽ giảm xuống nếu bà con tận dụng các nguồn thức ăn từ tự nhiên hoặc thóc, bắp, gạo,… có chi phí rẻ hơn.
Tổng chi phí nuôi bồ câu Pháp bao gồm: 35.000.000 + 3.000.000 + 21.000.000 + 3.000.000 + 24.200.000 = 86.200.000 đồng.
Trên đây là ước tính chi phí nuôi bồ cầu Pháp với quy mô 100 cặp. Phần chi phi này sẽ dao động cao hay thấp tùy thuộc vào cách chăn nuôi của bà con. Khi quyết định chăn nuôi, bà con hãy tìm hiểu thật kỹ quy trình chăn nuôi để giảm thiểu tối đa chi phí nuôi bồ câu Pháp. Bà con nếu có thắc mắc vui lòng để lại bình luận cho chúng tôi.