Top 7 Các Bệnh Thường Gặp Ở Gà Chọi Và Cách Chữa Trị Dứt Điểm

Một khi thấy gà chọi của mình có biểu hiện lạ như: bỏ ăn, không hoạt bát như mọi ngày, gà chọi sụt cân,ủ rủ, khò khè… Anh em sẽ thường lo sốt vó đi tìm nguyên nhân và cách điều trị. Vậy các bệnh thường gặp ở gà chọi nào là mối đe dọa nguy hiểm ?

Chúng tôi đã tổng hợp được list danh sách các căn bệnh nguy hiểm thường gặp và cách điều trị cũng như cách phòng bệnh cho gà chọi hiệu quả được các chuyên gia tư vấn. Anh em có thể tham khảo hướng dẫn cách chữa bệnh thường gặp ở gà chọi và những loại gia cầm khác qua bài viết này.

Các bệnh thường gặp ở gà chọi

Cùng xem qua cách thức nuôi gà và phòng những loại bệnh thường gặp của gà.

Bệnh tụ huyết trùng gà­ chọi

Bệnh tụ huyết trùng gà con gọi là bệnh toi gà là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi được đánh giá là rất nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra căn bệnh tụ huyết trùng gà là Pasteurella multocida – một thể virus gram âm. Có kha khá các thể của loại virus này xuất hiện và gây bệnh gia cầm.

Con đường lây truyền chủ yếu là sự tiếp xúc giữa con khỏe và con bệnh trong khu vực chăn nuôi.

Bệnh toi gà xảy ra 3 thể: rất cấp tính, cấp tính và mãn tính. Tỷ lệ chết đàn nhiều nhất là giai đoạn đầu khi bùng phát dịch.

Cách chữa gà chọi bị tụ huyết trùng

Có 2 hướng điều trị căn bệnh tụ huyết trùng được nhận xét là khá hiệu quả.

  1. Hướng thứ nhất – dùng cho đàn gà thể cấp tính để ngăn tình trạng chết nhanh.
    Tiêm LINCOSEPTOJECT (hoặc LINSPEC 5/10): sử dụng 1ml / 3 kg gà; tiêm 1 lần/ ngày và liên tục trong 3 ngày;
    UV SIGEN tiêm 1ml/ 6kg gà, liên tục tiêm 3 ngày mỗi ngày 1 lần;
    VIDAN T tiêm 1ml/ 4 kg gà, tiêm liên tục 3 ngày mỗi ngày 1 lần tiêm;
    CEFTIKETO 1ml/ 5 kg gà, tiêm liên tục 3 ngày mỗi ngày 1 lần tiêm.

Có 2 hướng trị bệnh tụ huyết trùng trên gà

  1. Hướng thứ 2: có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
  • BIO AMOXYCOLI: 100gram / 800 kg gà trong một lần sử dụng. Ngày cho gà dùng 2 lần và liên tiếp trong 3 – 5 ngày.
  • Hoặc dùng BIO AMPICOLI MAX 100 gram/ 700kg gà với 1 lần dùng. Ngày cho gà dùng 2 lần và liên tiếp trong 3 – 5 ngày.
  • Hoặc BIO AMOXICILLIN/ AMPI COLI (Hàn Quốc): 100 gram/ 1 tấn gà / 1 lần dùng. Ngày cho gà dùng 2 lần và liên tiếp trong 3 – 5 ngày.
  • Bên cạnh đó cần tăng cường thêm sức đề kháng bằng chất điện giải, vitamin các loại, glucozo,… pha vào nước uống hằng ngày cho gà.

Phòng bệnh toi gà ( bệnh tụ huyết trùng )

  • Khu vực chuồng trại phải sạch sẽ, khử trùng dọn vệ sinh thường xuyên. Loại bỏ môi trường sinh sống của virus bằng cách thay chất độn chuồng thường xuyên;
  • Tiêm phòng vacxin các bệnh thường gặp ở gà chọi theo chỉ dẫn của cơ quan thú y;
  • Cần nhốt riêng những con gà con mới mang về để theo dõi tình trạng, tránh nuôi hỗn hợp nhiều lứa gà với nhau;
  • Ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cần bổ sung thêm các loại thuốc để tăng sức đề kháng cho gà chọi.

Bệnh thường gặp ở gà chọi – Newcastle

Thêm một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bậc nhất trong các bệnh thường gặp ở gà chọi chính là bệnh Newcastle disease – hay còn gọi là bệnh gà rù. Khi lây nhiễm, vi rút RNA họ Paramyxoviridae có thể làm chết toàn bộ đàn gà nếu như không phát hiện kịp thời.

Virus này lây chủ yếu qua đường hô hấp và tiêu hóa. Trong môi trường chăn nuôi quá bẩn, con khỏe tiếp xúc với virus trong chất thải của con bệnh. Hoặc con bệnh và con khỏe ăn uống chung trong một máng ăn máng uống.

Điều trị bệnh gà rù

Sử dụng kháng thể Newcastle sẽ nhanh chóng kiềm hãm tỷ lệ chết đàn trong vòng 1 – 2 ngày. Cho nên việc chạy đưa với thời gian lúc này vô cùng quan trọng.

Sử dụng phác đồ sau để hạn chế căn bệnh thứ phát.

  • Pha Sun- Ampicol.P hoặc Sun- Amcol 20 với nước theo liều lượng trên bao bì cho gà uống;
  • Sun- Provit pha nước cho uống liên tục 5 đến 7 ngày theo liều lượng trên bao bì;
  • Sun- Liver plus pha nước cho uống liên tục 5 đến 7 ngày theo liều lượng trên bao bì.
  • Tăng cường thêm sức đề kháng cho gà bằng việc bổ sung thêm thuốc giải độc gan thận, glucozo, chất điện giải,….

Phòng bệnh Newcastle

  • Chú ý giữ gìn khu vực chăn nuôi sạch sẽ, thay chất độn chuồng thường xuyên; phun thuốc sát trùng định kì để tiêu diệt mầm bệnh;
  • Nên nuôi tách đàn, theo từng lứa với nhau; trước khi thả lứa gà mới nên để trống chuồng trại một khoảng thời gian;
  • Cọ rửa sạch sẽ dụng cụ chăn nuôi đều đặn cách nhau từ 1 – 2 ngày hạn chế mầm bệnh lưu trú trong các dụng cụ này;
  • Theo dõi, cách ly liền lập tức những con có biểu hiện bệnh;
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho gà chọi, cho chúng ăn đầy đủ chát dinh dưỡng để gà có sức khỏe tốt.

Các bệnh thường gặp ở gà chọi – Bệnh đậu gà

Trong TOP các bệnh thường gặp ở gà chọi thì không thể bỏ qua bệnh đậu gà. Bệnh đậu gà tên tiếng Anh là Fowl pox, thường xuất hiện ở giai đoạn gà chọi được 25 đến 60 ngày tuổi.

Loại virus thuộc nhóm pox viruses, họ Poxviridae là nguyên nhân gây bệnh đậu gà. Loại vi rút này tồn tại khá lâu trong môi trường. Những loài côn trùng như ruồi, muỗi là vật trung gian truyền bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu gà

Bệnh thường xuất hiện ở 3 dạng

  1. Dạng ướt: thường xuất hiện ở gà con, niêm mạc gà xuất hiện các nốt đậu; gà gặp khó khăn trong việc ăn uống dẫn đến chứng biếng ăn. Nhớt ở miệng chảy ra nhiều, có lẫn dịch mủ. Trong niêm mạc của gà sưng phù, hình thành lớp màng giả bám vào niêm mạc. Mặt sưng phù nghiêm trọng, xuất hiện các nôt đậu ở khóe miệng.
  2. Dạng khô: nốt đậu mọc trên da tại các vị trí như: mào, vùng da dưới cánh, hậu môn,… Những nốt đậu này ban đầu có màu hông nhạt, sau chuyển sang màu sẫm hơn. Gà ăn kém, vẩy mỏ, nghiêng đầu. Sau khi trị khỏi, gà vẫn phát triển bình thường.
  3. Dạng hỗn hợp: kết hợp cả 2 dạng trên. Khi đậu gà xuất hiện ở cả 2 dạng trên đàn gà sẽ gây tỉ lệ chết rất cao.

Điều trị bệnh đậu gà

Đậu gà không có thuốc kháng sinh đặc trị, chỉ có thể giảm tình trạng bệnh bằng các loại thuốc xức ngoài da.

Có thể sử dụng cồn Iodin 10% chấm vào các nốt đậu cho gà mắc bệnh, tuyệt đối không dùng tay gỡ mà để chúng tự bung ra. Khi mục đậu đã bong ra, dùng Iodine chấm lại lần nữa tránh nhiễm trùng.

Dùng đồng thời các loại thuốc sau tránh hiện tượng nhiễm khuẩn kế phát: Doxycyclin hoặc Oxytetracyclin hoặc Norfloxacin cho gà uống 1 lần mỗi ngày, liên tục trong 5 ngày; liều lượng theo hướng dẫn.

Cần tăng sức đề kháng bằng cách: cho gà uống Gluco KC + vitamin tổng hợp pha với nước, uống trong khoảng 3 – 5 ngày.

Sau khi gà đã khỏi bệnh, nên tiêm phòng vacxin phòng bệnh đậu cho gà.

Phòng bệnh đậu ở gà

  • Tiêm vacxin ngừa bệnh đậu ngay từ lúc gà còn nhỏ. Khi gà được 1 tuần – 3 tuần tuổi, tiến hành tiêm vacxin cho gà. 5 ngày sau kiểm tra lại vết tiêm, nếu không thấy sưng to thì phải chủng lại;
  • Thường xuyên phun thuốc sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tránh lây lan.
  • Tránh để đàn gà bị ruồi muỗi chích, hút máu.
  • Tăng cường sức miễn dịch cho gà bằng những loại vitamin, chất điện giải,…

Gà bị nổi hạch ở cổ – Bệnh Leucosis

Khi nhắc đến các bệnh thường gặp ở gà con thì không thể nào bỏ qua bệnh Leucosis. Căn bệnh này do chủng virus Leuco gây ra, hiện chưa có thuốc đặc trị. Gà trên 14 tuần thường hay phát bệnh, trang trại gà lớn chăn nuôi nhiều thường hay xuất hiện ổ dịch Leucosis.

Căn bệnh này lây chủ yếu qua đường sinh nở của gà (từ mẹ sang con); thông qua các dụng cụ chăn nuôi, máy ấp trứng,…

Dấu hiệu nhận biết Leucosis

Gà chọi ủ rũ kém ăn, ốm nhanh, bị tiêu chảy, mào tái, mặt tái, gây chết cao ở đàn gà. Đặc biệt tình trạng ở gà đẻ trứng cho thấy tỉ lệ để giảm hẳn rõ rệt.

Mổ khám thấy có các khối u hình thành ở lá lách, đường ruột, gan thận.

Phòng bệnh Leucosis

  • Do không có thuốc đặc trị cho nên biện pháp tốt nhất là phòng bệnh.
  • Loại bỏ tất cả những con gà đã chết và đang bị nhiễm bệnh bằng cách tiêu hủy. Chỉ giữ lại những con khỏe mạnh, mào tươi, chân khô;
  • Mỗi ngày cho gà uống thuốc bổ gan thận + B.Complex
  • Cho ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, vỗ béo cho đàn gà;
  • Sát trùng lại chuồng trại chăn nuôi, thải bỏ toàn bộ chất độn chuồng cũ, rửa sạch các dụng cụ chăn nuôi khác.
  • Vệ sinh sạch sẽ máy ấp trứng để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho gà con.

Cách trị gà chọi tái mặt

Khi thấy gà chọi của của mình bị tái mặt, nhiều sư kê sẽ lo lắng vì không gà cưng của mình gặp vấn đề gì. Hãy cùng Đá Gà Campuchia tham khảo 3 nguyên nhân khiến gà chọi bị tái mặt.

Gà đá bị tái mặt do thiếu dinh dưỡng

Gà đá bị tái mặt cùng là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi. Khi tìm hiểu nguyên nhân gà bị tái mặt do chế độ dinh dưỡng, anh em chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp.

Cách trị gà bị tái mặt dứt điểm trong trường hợp này chính là tăng cường mồi (thịt bò, lươn nhỏ, dế, sâu super worm,…), rau xanh cho gà chiến.

Cho gà uống thêm các vitamin, chất điện giải, … Tăng cường vận động, phơi nắng cho gà để khắc phục hiên tượng gà bị tái mặt.

Do om bóp không đúng cách

Khi om bóp không đúng kĩ thuật, đúng thời điểm cũng dễ làm cho gà đá bị tái mặt. Một con gà đá da đỏ au nhìn rất đẹp mắt khiến nhiều anh em nôn nóng om bóp liền cho gà. Tuy nhiên không thể nóng vội, rất dễ làm hư gà.

Thông thường gà chọi được 7 tháng tuổi mới có thể om bóp, rượu ngâm cũng phải đúng cách đúng nguyên liệu mới không ảnh hưởng đến gà chọi.

Triệu chứng do nhiễm thương hàn

Các bệnh thường gặp ở gà chọi phải kể đến chính là bệnh thương hàn. Cần xác định xem khi gà cưng của mình bị tái mặt là dấu hiệu của bệnh gì để điều trị nhanh chóng nhất. Nếu lỡ không may gà chọi của mình bị nhiễm virus thương hàn thì quả là khó trị.

Khi gà chọi bị thương hàn, gà có các biểu hiện như: tái mặt, biểu hiện gà bị sốt cao, ủ rũ bỏ ăn, đi ngoài phân trắng xanh có độ nhớt, khò khè. Anh em sư kê cần có hiểu biết nhất định về thương hàn để kịp thời điều trị cho gà của mình.

Bệnh Gumboro ở gà chọi

Năm 1957, Bệnh Gumboro được biết đến lần đầu tiên ở vùng Gumboro thuộc tiểu bang Delaware – Hoa Kì. Đến năm 1970, Hicher đề nghị tên căn bệnh là Infectious Bursal Disease – IBD. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở gà nguy hiểm mà bà con phải đề phòng.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh Gumboro là do virus IBDV – một chủng loại RNA virus thuộc họ Birnaviridae.

Làm sao biết gà đang bị Gumboro tấn công ?

  • Khoảng thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 ngày. Khi quan sát đàn gà, thấy một số con tự mổ cắn vào phao câu, có hiện tượng kém ăn, bỏ ăn.
  • Trong đàn, nhiều con có dấu hiệu thần kinh, bị hoảng sợ, kêu thành tiếng khác lạ.
  • Gà có dấu hiệu bị tiêu chảy, phân nhầy nhụa, nền chuồng bị ướt do phân lỏng.
  • Con vật bị liệt, lười đi lại, phần lông trông bẩn nhất là vùng hậu môn;
  • Sau khi nhiễm bệnh, từ ngày thứ 3 đến thứ 5 gà chết nhanh, giảm xuống cho đến ngày thứ 9 – 10 thì bắt đầu ngưng chết.

Điều trị bệnh gumboro trên gà

Đối với bệnh Gumboro nằm trong TOP các bệnh thường gặp ở gà chọi hiện chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên bà con có thể áp dụng phác đồ sau theo chia sẻ của chuyên gia để điều trị bệnh Gumboro:

  • Dùng kháng thể Gumboro KTG, chích 1ml/ con;
  • Pha nước cho gà uống bao gồm các loại sau: B.Complex + chất điện giải + T.Colivit cho gà uống tự do. Chú ý pha theo liều lượng của nhà sản xuất.
  • Dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, phun thuốc khử trùng,… để diệt virus IBDV ẩn náu trong khu vực chăn nuôi.
  • Không dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh Gumboro vì có thể làm cho tình trạng thêm trầm trọng.

Phòng bệnh gumboro cho gà

  • Khu chăn nuôi cần phải sạch sẽ, được quét dọn thường xuyên và phun thuốc sát trùng định kì;
  • Tiêm ngừa vacxin gumboro và những loại vacxin khác theo lịch tiêm vacxin cho gà con;
  • Thường xuyên bổ sung các chất điện giải, vitamin cho đàn gà.
  • Theo dõi sát sao đàn gà để cách ly ngay nếu có dấu hiệu phát bệnh.

Cúm gia cầm H5N1

H5N1 là gì ? H5N1 là một phân nhóm nằm trong chủng loại gây bệnh cúm gia cầm có khả năng lây nhiễm cao. Sở dĩ chúng có tên là H5N1 là do trên vỏ của virus có kháng nguyên protein hemagglutinin thuộc nhóm 5 (H5) và neuraminidase nhóm 1 (N1).

Cúm gia cầm H5N1 cùng nằm trong các bệnh thường gặp ở gà chọi. Bệnh có độc lực cao hơn và gây thiệt hại lớn trên toàn thế giới. Nguồn lây truyền chủ yếu từ chim di cư, lợn, ngựa,… Đặc biệt một số chủng loại cúm gia cầm có thể lây bệnh sang người.

Cách thức lây nhiễm H5N1

Căn bệnh cúm H5N1 có thể lây lan qua bất kì sự tiếp xúc nào giữa gà bệnh và gà khỏe, kể cả chất thải và lông.

Phương thức lây bệnh H5N1 từ gia cầm sang người và từ người sang người:

  • Người nuôi tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh thông qua phân, dụng cụ chăn nuôi,… là chủ yếu.
  • Ăn trúng thịt gia cầm nhiễm bệnh nhưng không được nấu chín.
  • Chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, việc vận chuyển, giết mổ gia cầm không rõ nguồn gốc bị bệnh mà không có bất cứ biện pháp đảm bảo an toàn.
  • Thông qua đường hô hấp, nước bọt của người bị nhiễm H5N1 khi hắt hơi nhảy mũi, ho, … làm lây lan dịch bệnh giữa người với người.

Phòng trị bệnh cúm gia cầm H5N1

  • Do không có thuốc đặc trị cho nên những trang trại nuôi gà khi bị nhiễm chỉ có thể tiêu hủy toàn bộ để tránh dịch phát sinh, lây lan ra xung quanh.
  • Cách phòng dịch cúm cho gà bà con nên thức hiện việc tiêm phòng vacxin cúm gia cầm theo lịch của cơ quan thú y.
  • Thực hiện mô hình chăn nuôi kiểu mới: chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia cầm. Không nuôi tập trung, nên nuôi thành từng lứa tuổi khác nhau.
  • Sát trùng chuồng trại thường xuyên, định kì để hạn chế virus xâm nhập.
  • Theo dõi tình trạng đàn gia cầm mỗi ngày, nhất là khi trong khu vực đã xảy ra dịch bệnh.
  • Xây dụng khu giết mổ tập trung để kiểm sóa tốt hơn về nguồn gốc và tình hình dịch bệnh của gia cầm tại địa phương.

Những điều cần lưu ý khi phòng các bệnh thường gặp ở gà chọi

  • Đây là các bệnh thường gặp ở gà nòi và khá nguy hiểm nên cần phải có biện pháp phòng bệnh từ xa chứ đừng để cho xảy ra dịch mới lo chữa trị.
  • Bất kể lúc nào, hãy thật chú ý đến chú gà chiến của mình, đừng quá chủ quan ! Bởi cho dù gà chọi có sức khỏe tốt hơn bình thường nhưng vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được nuôi đúng cách.
  • Khu chăn nuôi gà chọi cần phải sạch sẽ, đủ rộng rãi để gà chọi hoạt động. Thức ăn cho gà cần độ tươi ngon và có đủ chất.
  • Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm bằng việc chủng ngừa nhiều chủng loại virus. Ngoài ra trong chế độ ăn uống hằng ngày, cần bổ sung thêm các loại thuốc nuôi gà chọi để tăng cường scuws khỏe cho gà.

Chúng tôi đã giới thiệu sơ lược về các bệnh thường gặp ở gà chọi và cách khắc phục bệnh gà chọi như thế nào là hiệu quả. Và tốt nhất thì các bệnh thường gặp ở gà chọi con là tốt nhất phòng bệnh hãy phòng bệnh từ khi gà còn nhỏ.

Các bệnh thường gặp ở gà chọi vào mùa mưa hay bất kể lúc nào trong năm cũng dễ khiến anh em trở tay không kịp. Cho nên anh em cần chú ý chăm sóc gà chiến của mình, tránh để cho gà chọi bị nhiễm bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của chúng.

Bài viết liên quan