Một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi con cần lưu ý đó là bệnh bạch lỵ ở gà.Vậy bà con cần biết những thông tin gì để có biện pháp khắc phục tình trạng bệnh ? Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ thông tin về cách phòng và điều trị gà con bị bạch ly hiệu quả nhất.
Bệnh bạch lỵ ở gà con là gì?
Bệnh thương hàn, bạch lỵ ở gà đã được chứng minh chỉ là 1 bệnh. Bệnh bạch lỵ ở gà con xảy ra trong giai đoạn gà con được 0 đến 4 tuần tuổi. Ở giai đoạn gà trưởng thành được gọi là bệnh phó triệu chứng bệnh thương hàn ở gà.
Đặc biệt, căn bệnh hay xảy ra ở những khu vực chăn nuôi hỗn hợp nhiều loại gia cầm với nhau như: gà, vịt, ngỗng,…
Nguyên nhân gây bệnh bạch ly ở gà
Là bệnh truyền nhiễm ở gà con dưới 3 tuần tuổi, gây do vi khuẩn Salmonella Pullorum.. Loại vi khuẩn gram âm này sống khoảng 3 – 4 tháng ở nhiệt độ thông thường và ẩn náo trong môi trường chuồng trại, máy ấp trứng. Tuy nhiên chúng lại dễ dàng bị tiêu diệt bởi thuốc sát trùng.
Bên cạnh đó, cách úm gà con mới mở trong máy ấp trứng không đúng kĩ thuật cũng chính là nguyên nhân tiếp tay cho loại vi khuẩn này hoành hành.
Con đường lây nhiễm
Vi khuẩn Salmonella Pullorum truyền bệnh theo 2 con đường chủ yếu:
Lây từ mẹ sang con (truyền dọc)
Gia cầm mẹ mang trong mình mầm bệnh thương hàn mãn tính thì tỉ lệ truyền cho con là rất cao.
Bệnh bạch lỵ ở gà có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con
Lây lan trong môi trường chăn nuôi
Lây truyền theo hai đường: qua máy ấp trứng và qua đường miệng, thức ăn, nước uông (truyền ngang).
Ngoài ra, nếu điều kiện chăn nuôi không đúng kỹ thuật như: chuồng bị gió lùa, không thông thoáng, chất độn chuồng bẩn và ẩm ướt; hoặc do thời tiết thay quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân thúc đẩy căn bệnh bộc phát nhanh hơn tại Việt Nam.
Triệu chứng của bệnh bạch lỵ ở gà
- Những biểu hiện điển hình nhất chính là gia cầm bị tiêu chảy liên tục, phân dạng sệt có màu trắng và bết dính ở phao câu.
- Gà ủ rũ, sức ăn bình thường tuy nhiên vẫn gầy còm, bụng phình to và sệ xuống do phân bị bết dính ở hậu môn khiến gà không thể bài tiết.
- Sau khi hậu môn bị bịt kín, gà chướng bụng kém ăn, ủ rũ, bụng chướng to rồi chết.
- Nếu bệnh xuất hiện ở thời gian gà dưới 10 ngày tuổi có thể gây tỉ lệ chết rất cao; giai đoạn cấp tính khi gà được 10 – 20 ngày cũng có tỉ lệ chết cao. Tuy nhiên khi bệnh xuất hiện ở giai đoạn sau 20 ngày thì dễ hình thành bệnh mãn tính và mang mầm bệnh trong người, sau này bệnh sẽ tái phát gọi là phó thương hàn.
- Gà lớn hơn giảm tỷ lệ đẻ, trứng không tròn hình, dị dạng.
Bệnh tích bạch lỵ ở gà
Mổ khám xác gà con bị nhiễm vi khuẩn Salmonella Pullorum có thể quan sát thấy:
- Gan bị hoại tử sưng to; khi mổ khám
- Trong đường ruột chưa nhiều phân, gần đến hậu môn có phân trắng;
- Lách có nhiều chỗ bị xuất huyết, phình to;
- Gà chết dưới 10 ngày tuổi khi mổ xác sẽ thấy một phần lòng đỏ chưa hoàn toàn hấp thụ hết còn nằm lại trong khoang bụng.
- Trong bao tử của gà có lượng thức ăn không tiêu hóa, đọng lại và có màu vàng.
- Hệ sinh sản: Ở gà mái xuất hiện hiện tượng buồng trứng bị u nang; gà trống bị viêm tinh hoàn, có những vết hoại tử màu trắng xuất hiện.
Cách chữa bệnh bạch lỵ ở gà ở gà con
Khi phân không thải ra ngoài được mà bết dính tại hậu môn sẽ khiến gà con không thể đi ngoài và bị chướng bụng rồi chết nhanh. Bạn nên nhanh chóng điều trị bệnh bằng cách thức hiện theo cách sau để giảm thiểu tỷ lệ chết.
Phác đồ 1 khắc phục gà bị bệnh bạch lỵ
Sử dụng các loại thuốc trị bệnh bạch lỵ ở gà: T. AVIMYCIN + CÚM GIA SÚC + SUPER VITAMIN theo liều lượng: mỗi loại 25gram cho 1000 con gà dùng 1 ngày. Qua ngày thứ 2 tăng lên 30gram mỗi loại cho 1000 gà dùng 1 ngày. Đến ngày thứ 3 thì tăng lên 35 gram mỗi loại cho 1000 gà dùng 1 ngày.
Phác đồ điều trị bệnh bạch lỵ ở gà thứ 2
Sử dụng kháng sinh Ampicoli cho uống với liều lượng: 1gram cho 2 lít nước + enroflocaxin + men tiêu hóa + thuốc trợ sức B.Complex theo hướng dẫn sử dụng.
Nếu thấy tình trạng không thuyên giảm, bạn có thể tiêm trực tiếp Ampicoli cho gà bị mắc bệnh nặng. Cần cho gà uống thuốc ngay theo phác đồ trên khi bị tiêu chảy cấp
Lưu ý: ngay khi phát hiện gà bị tiêu chảy nặng, cần cho gà uống ngay theo phác đồ trên bởi vì căn bệnh này lây lan rất nhanh.
Đối với những cá thể gia cầm mà hậu môn đã bị phân bịt kín, bà con nên dùng tay bóc những mảng phân dính ra để gia cầm có thể thoát khí và tự đi ngoài bình thường.
Kiểm tra lại khu vực chăn nuôi, máy ấp trứng xem úm gà xem đã đúng kĩ thuật hay chưa.
Phòng và trị bệnh bạch lỵ ở gà
Điều trị bệnh bạch lỵ ở gà chỉ là phương pháp sau cùng tốt nhất vẫn nên là phòng bệnh nếu bạn muốn chăn nuôi số lượng lớn.
- Tiến hành loại bỏ những cá thể bị bệnh mãn tính ra khỏi đàn để tránh tạo nguồn lây nhiễm cho lứa sau. Cách ly ngay những con gia cầm bệnh để hạn chế tình trang lây truyền trong môi trường chăn nuôi.
- Thường xuyên quét tước chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng, dụng cụ chăn nuôi cũng phải cọ rửa thường xuyên.
- Úm gà con mới xuống ổ đúng kĩ thuật, nên nuôi tách riêng đàn gia cầm mới để theo dõi tình hình sức khỏe.
- Thay chất độn chuồng thường xuyên tránh để chuồng trại ẩm ướt, yếm khí tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Tiêm phòng đầy đủ vacxin phòng bệnh cho gia cầm trong giai đoạn đầu đời.
- Khử trùng chuồng trại thường xuyên loại bỏ mầm mống gây bệnh ẩn náu trong khu vực chăn nuôi.
Bệnh bạch lỵ ở gà là căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ chết cao và lây lan cực nhanh. Bạn không nên chủ quan về căn bệnh này. Với một vài thông tin về bệnh bạch lỵ và thương hàn ở gà và cách trị bệnh gà bị thời hậu môn, xệ bụng do bạch lỵ được Đá Gà Campuchia cung cấp, hy vọng bạn sẽ có cách điều trị cũng như phòng bệnh hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công !
Một vài câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân gây bệnh bạch lỵ ở gà là gì?
Do loại vi khuẩn thuộc Gram âm Salmonella Pullorum gây bệnh trên gà con dưới 1 tháng tuổi. Có khuẩn lây lan từ mẹ sang con hoặc tiếp xúc giữa con bệnh và con khỏe trong môi trường chăn nuôi.
Cách nào khắc phục bệnh bạch lỵ hiệu quả?
Sử dụng các loại thuốc trị bệnh bạch lỵ ở gà được các chuyên gia khuyến cáo. Xem xét lại khu vực chăn nuôi đảm bảo vệ sinh hay chưa, có sai sót gì trong quá trình úm gà con hay không.
Phòng bệnh bạch lỵ như thế nào?
Dọn dẹp vệ sinh, khử trùng chuồng trạị dụng cụ chăn nuôi thường xuyên. Không để chuồng trại bẩn thỉu, ẩm ướt. Tiêm phòng vacxin đúng lịch, đúng hướng dẫn. Tuân thủ đúng quy trình xuất bản úm gà con.