Chi phí nuôi 100 con gà |Cách nuôi gà tiết kiệm chi phí nhất

Chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thương phẩm nói riêng đã không còn là mô hình quá xa lạ tại Việt Nam. Ngoài việc chuẩn bị những kỷ thuật nuôi gà khoa học nhất thì cần phải hoạch tính chi phí chăn nuôi hợp lý để thu được lợi nhuận cao nhất. Thông thường người nuôi sẽ lựa chọn số lượng chăn nuôi khoảng 100 con gà để dễ bề quản lý, chăm sóc. Vậy chi phí nuôi 100 con gà là bao nhiêu ? chúng tôi xin tư vấn số tiền trong từng khâu để bà con có cái nhìn bao quát và tự ước tính số tiền chăn nuôi 100 con gà cho mình.

Ước tính chi phí nuôi 100 con gà

Trong quá trình chăn nuôi sẽ có nhiều vấn đề phát sinh đòi hỏi bà con phải “chi tiền” để giải quyết. Tuy nhiên chúng tôi sẽ tổng hợp các chi phí nuôi 100 con gà cơ bản cần thiết không thể bỏ qua khi chăn nuôi để bà con có thể tham khảo.

Các khoản chi phí cần thiết khi nuôi 100 con gà thịt

Chi phí cho việc xây dựng chuồng trại

Chuồng trại chắc chắn không thể thiếu trong quá trình kỹ thuật nuôi gà. Tùy thuộc vào từng loại chất liệu làm chuồng gà mà sẽ có từng mức giá khác nhau. Hoặc những hộ gia đình nuôi gà thả vườn kiểu mới thì phần chi phí này cũng không quá đáng kể. Cho nên phần chi phí này chúng ta sẽ không tính vào phần hoạch toán, coi như chúng ta đã có sẵn chuồng trại.

Khoản chi phí mua con giống

Giá gà con giống sẽ tùy thuộc vào từng địa phương, từng trang trại cung cấp con giống mà bà con lựa chọ và phụ thuộc vào giá thị trường. Chúng tôi đã cập nhật bảng giá con giống của một trang trại khá uy tín, mời bà con tham khảo.

Con giống

Giá bán (VNĐ)/con

Giống gà Ri mía – Sơn Tây

14.500

Giống gà Ri mận – Lạc Thủy

14.500

Giống gà Ri vàng – mới – lai

13.500

Giống gà Ri vàng – mới – lai 3/4

14.500

Giống gà Ri vàng – mới – thuần chủng

18.000

Gà ri mật – Bắc Giang (97% gà trống)

14.500

Gà ri vàng rơm – thuần chủng

18.000

Gà ri vàng rơm – lai 3/4

15.300

Gà ri vàng rơm – lai 1/2

14.500

Gà ri tự nhiên nhiều màu lông – thuần chủng

22.500

Ví dụ như bà con muốn nuôi giống gà Ri Mía Sơn Tây với chi phí 14.500 đồng/ con thì giá khi mua 100 con gà khoảng 1.450.000 đồng.

Chi phí thức ăn cho 100 con gà

Với thức ăn là cám công nghiệp thì sẽ dễ tính chi phí hơn. Bà con hãy tham khảo mức giá của các hãng bán cám công nghiệp uy tín trên thị trường hiện nay.

Loại cám

Giá bán (VNĐ/bao 25kg)

Cargill

265.000 – 290.000

Proconco

275.000 – 290.000

CP

270.000 – 290.000

Nova

270.000 – 285.000

Chi phí cho 1kg cám khoảng 11.000 đồng, tùy theo từng giai đoạn mà bà con sẽ cung cấp lượng cám thích hợp cho 100 con gà.

  • Gà con từ 1 – 15 ngày tuổi khoảng 25kg;

  • Gà con từ 15 – 40 ngày dùng khoảng 75kg;

  • Gà khoảng 40 – 80 ngày tuổi cho ăn khoảng 300kg;

  • Giai đoạn nuôi gà mau mập từ 80 – 100 ngày tiêu tốn khoảng 150kg.

Theo cách tính trên thì trong quá trình nuôi sẽ tiêu tốn khoảng 550kg cám công nghiệp, tính theo giá 1kg cám ta có: 550 x 11.000 = 6,050,000 đồng. Nhưng nếu bà con cho ăn các loại thức ăn khác như: thóc lúa, ngô, rau xanh,… thì phần chi phí này sẽ thay đổi.

Chi phí cho điện nước

Cách chăm sóc gà con mới nở là giai đoạn tiêu tốn nhiều điện năng nhất bởi bà con cần phải mở đèn sưởi suốt 24/24 giờ. Sau quá trình úm gà con thì lượng điện năng tiêu thụ sẽ giảm đáng kể cho đến ngày gà xuất chuồng.

Lượng nước tiêu thụ cũng khá khó dự đoán, bởi người nuôi có thể tận dụng nguồn nước mưa, nước giếng,… để chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại. Có nhiều hộ chăn nuôi ước tính phần chi phí này vào khoảng 300.000 – 400.000 đồng.

Chi phí cho người chăm sóc

Với quy mô 100 con gà thì không quá nhiều, để tiết kiệm chi phí nuôi 100 con gà thì một người vẫn có thể quán xuyến việc chăm sóc. Cho nên các hộ chăn nuôi thường sẽ “lấy công làm lời” nên phần chi phí cho nhân công này sẽ không được tính.

Thuốc thú y cho đàn gà 100 con

Đây cũng là một phần khá khó tính toán chuẩn xác. Nó phụ thuộc vào loại vacxin mà bà con sử dụng cho đàn gà là loại tốt hay bình thường. Để giảm chi phí nuôi 100 con gà, thường thì người chăn nuôi sẽ lựa chọn các loại vacxin tương đối rẻ để tiết kiệm.

Ước tính với chi phí tiêm phòng cho 1 con gà con khoảng 1.500 – 5.500 đồng. Chi phí sẽ gia giảm tùy theo bà con có tiêm phòng đủ các loại vacxin hay không. Tạm tính chi phí tiêu tốn cho thuốc thú y rơi vào khoảng 150.000 – 550.000 vnđ/ 100 con.

Chi phí hao tổn trong quá trình chăn nuôi

Bà con cần trừ hao chi phí hao tổn đàn gà do dịch bệnh. Nếu thực hiện tốt công tác phòng bệnh ngay từ đầu thì số lượng hao hụt sẽ rất ít và ngược lại.

Theo một số hộ chăn nuôi chia sẻ, thông thường phần trăm hao tổn khoảng 5%, tức là trong 100 con gà thì chỉ nuôi xuất chuồng được 95 con.

Chi phí hao tổn thức ăn do rơi vãi, thức ăn bị ẩm mốc hư hỏng cũng là nguyên do làm tốn thêm chi phí. Ước tính vào khoảng 60.000 – 120.000 đồng.

Sau khi tính toán tất cả các chi phí cần thiết thì chúng ta có được chi phí rơi vào khoảng 8.570.000 đồng.

Chi phí nuôi 100 con gà thả vườn

Mô hình chăn nuôi gà thả vườn được áp dụng đại trà ở các vùng núi, nông thôn. Chất lượng thịt gà thả vườn được đánh giá là dai, ngọt, chắc thịt hơn gà nuôi nhốt chuồng nên được người tiêu dùng ưa chuộng.

Các phần chi phí không khác mấy khi nuôi gà nhốt chuồng, tuy nhiên sẽ có chi phí khác nhau.

  • Chuồng trại: Do thả vườn nên chi phí xây dựng chuồng trại cũng rẻ hơn. Và chúng ta cũng không tính phần chi phí chuồng trại vào kế hoạch tính toán này.
  • Thức ăn cho gà thả vườn: do tận dụng nguồn thức ăn xung quanh vườn nên chi phí thức ăn chắc chắn sẽ ít hơn gà nuôi chuồng.
  • Nhân công: cũng như gà nuôi nhốt chuồng, 100 con gà thả vườn thì chỉ cần 1 người nuôi chính và chừng 1 người phụ. Và chỉ cần bà con nuôi lấy công làm lời mà không cần thuê người chăm sóc.
  • Vacxin cho gà: tiêm phòng vacxin cho gà con vào khoảng 120.000 đồng.
  • Điện nước: ước tính khoảng 300.000 đồng cho 100 con gà thả vườn.

Tổng số tiền nuôi 100 con gà thả vườn mà chúng tôi ước tính vào khoảng 8.000.000 đồng.

Ngoài ra, nếu bà con muốn tính chi phí nuôi 1 con gà thả vườn hoặc gà nuôi chuồng chỉ cần lấy tổng số tiền chi phí chăn nuôi và chia cho 100 sẽ được con số cụ thể.

Cách tiết kiệm chi phí nuôi gà thả vườn hiệu quả

Dĩ nhiên ai cũng muốn tiết kiệm tiền bỏ ra mà vẫn thu về lợi nhuận cao nhất khi chăn nuôi. Không bàn đến việc giá cả thị trường, Đá gà Campuchia sẽ chia sẻ một số cách giúp tiết kiệm tiền vốn tối ưu nhất.

Cắt mỏ cho gà

Phần mỏ quá dài sẽ làm cho gà gặp khó khăn trong việc mổ thức ăn khi có lỡ rơi vãi ra sàn chuồng. Bà con nên tiến hành cắt mỏ cho gà để chúng dễ dàng tiếp cận thức ăn hơn.

Một vài số liệu chứng minh hiệu quả khi cắt mỏ cho gà.

Gà đã cắt mỏ

Gà chưa cắt mỏ

Thức ăn vào hàng ngày (gr/gà mái/ ngày)

68.5

68.5

Thức ăn hao phí (gr/gà mái/ ngày)

1.1

2.0

Lên cân hằng ngày (gr)

11

9.5

Trọng lượng trứng (1 gà mái/ ngày)

50.2

50.4

Hiệu quả thức ăn cho trứng (g/g)

2.2

2.3

Trộn thức ăn với sỏi nhỏ

Gà thích ăn những loại thức ăn cứng như thóc, lúa,… cho nên cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiêu hóa. Lúc này những viên sỏi nhỏ được dịp phát huy tác dụng khi gà nuốt vào. Sỏi sẽ giúp quá trình tiêu hóa của gà được nhanh chóng và trơn tru hơn.

Ngoài việc hỗ trợ tiêu hóa, cách trộn sỏi vào thức ăn cũng giúp tiết kiệm đáng kể lượng thức ăn. Khi bà con trộn sỏi vào thức cho gà có thể tiết kiệm được tới 4,3% ở gà đẻ, 6.4% thức ăn ở gà thịt.

Dùng máng ăn hợp lý

Bà con thường dùng loại máng dài hình tròn dẹt khoảng 2m để cho gà ăn. Đây là loại máng giá rẻ và khá bền. Tuy nhiên lại có một nhược điểm vô cũng lớn là lãng phí thức ăn. Do gà thường hay bươi thức ăn, chúng có thể nhảy vào máng và làm thức ăn rơi ra ngoài. Cho nên bà con cần lựa chọn loại máng ăn phù hợp. Hoặc bà con có thể dùng cách trực tiếp nhất chính là thảy ra sân cho gà ăn.

Một biện pháp tiết kiệm chi phí nuôi 100 con gà hiệu quả chính là thêm lượng thức ăn vừa đủ. Theo tính toán của chúng tôi, lượng hao phí thức ăn tính theo tỷ lệ % như sau:

Thức ăn cho vào máng

% hao phí

Đầy máng

20%

2/3 máng

10%

1/2 máng

3%

1/3 máng

1%

Chi phí nuôi 100 con gà có nhiều khâu bà con cần tính toán cho hợp lý để đạt được lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh đó, việc phòng bệnh cũng cần hết sức chú ý để giảm tỷ lệ hao hụt khi chăn nuôi. Để tiết kiệm chi phí tối ưu, bà con có thể tận dụng các nguồn thức xung quanh khu vực chăn nuôi. Chúc bà con thành công.

Bài viết liên quan