Nhiều người chơi gà đá, gà chọi thường thắc mắc đặc điểm gà chọi hay là gì. Làm sao phân biệt được đâu là gà chọi chính gốc, đâu là gà chọi đã bị lai giống. Vậy giống gà chọi Việt Nam có xuất xứ từ đâu? Gồm bao nhiêu chủng loại ?
Gà chọi bắt nguồn từ đâu?
Nguồn gốc gà chọi (trong Nam thường hay gọi là gà đá) là giống gà bản địa chuyên phục vụ cho những trận đá gà trong và ngoài nước. Gà chọi nòi được xem là giống tiêu biểu có khả năng chiến đấu, thường được huấn luyện thành chiến kê và mang đi thi đấu. Ngoài ra, còn có giống gà tre và gà rừng cũng có thể đá tuy nhiên người ta vẫn ưu tiên nuôi gà nòi.
Do là dòng gà đại diện cho nhóm gà chọi, cho nên chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn về giống gà này.
Đặc điểm ngoại hình của gà chọi
Cách nhận biết gà nòi rặc thường có dáng vẻ oai phong; tướng tá to lớn bệ vệ; rất ra dáng thủ lĩnh. Chúng có bản tính bảo vệ lãnh thổ cao; sẵn sàng giao chiến với bất cứ con gà nào. Tuy nhiên ở miền Nam lại có cách chơi đá gà khác với miền Trung và miền Bắc; cho nên đặc điểm gà chọi ở những nơi này cũng khác nhau.
Đặc điểm gà chọi miền Bắc và Trung
Ưa chuộng chơi đá gà theo kiểu sức lực, đòn lối nên những dòng gà chọi ở đây cũng cao to lực lưỡng, chạng gà chọ thường đạt tới ngưỡng 2kg8 – 4kg. Gà nòi ở đây thường là giống gà ít lông ở cổ, chân cao, bộ xương to, cựa ngắn ngủn. Khi giao chiến chúng thường dùng đòn lối để hạ gục đối phương, nên thường một hiệp đấu kéo dài 15 phút và thường sẽ chiến trong vài hiệp mới phân định thắng thua.
Mặc dù chậm chạp hơn so với dòng gà nòi trong Nam tuy nhiên mỗi đòn của gà chọi lại rất có uy lực, có thể làm đối thủ nội thương.
Vài lò luyện gà chọi ở miền Băc và miền Trung có thể nói đến như:
Gà chọi Bình Định
Bình Định là “lò võ” trứ danh đồng thời cũng là cái nôi của nghề nuôi gà chọi chiến. Không ai trong giới chơi gà mà không nghe đến danh tiếng của gà chọi Bình Định ít nhất 1 lần. Gà chọi Bình Định vang danh nhờ có thế ra đòn đẹp, mảng miếng hay và hiểm hóc.
Theo sử sách ghi chép rằng bài quyền “Hùng kê quyền” được sáng tạo bởi Nguyễn Lữ thời Tây Sơn trong lúc đang quan sát hai con gà chọi Bình Định “đi đường quyền”.
Ưu điểm gà chọi Bình Định là tầm vóc cao to, sức chịu đựng bền bỉ (có con có thể thi đấu liền tù tì 40 hồ); khung xương lớn, rắn chắc. Lông không quá nhiều nhưng ở phần cánh lại phát triển để có thể bay lên tung cước vào đối thủ.
Gà chọi Bình Định có thể đạt trọng lượng lên tới 5kg nhưng các sư kê chỉ khống chế cân nặng của chúng ở mức 3 – 3kg8 là đẹp.
Có khá nhiều màu lông chủ yếu là màu đen tuyền (gà ô), hoặc cũng có thể xuất hiện gà ngũ sắc. Màu mỏ cũng khá đa dạng: trắng ngà, xanh, đen, vàng.
Gà chọi Phú Yên
Miền Trung còn khá nhiều địa danh gắn liền với lò đào tạo gà chọi nổi tiếng, trong đó có Phú Yên. Không có quá nhiều thông tin về gà chọi Phú Yên. Tuy nhiên nơi đây đã từng có thời kì hoàng kim của gà chọi khi “người người nuôi gà, nhà nhà nuôi gà” và được giới chơi gà đánh giá rất cao về tay nghề huấn luyện gà chọi.
Ngoài ra còn có những địa danh nuôi gà chọi khác như: gà chọi Thổ Hà, gà đòn Nghi Tàm – Nghĩa Đô, gà Vạn Giã , gà Sông Vệ – Sa Huỳnh,… đều rất nổi tiếng.
Đặc điểm gà chọi miền Nam
Do thiên về kiểu đá sát phạt nhanh cho nên những chú gà chiến ở đây thường được trang bị cựa sắt khi thi đấu cho nên khó nhìn được đòn lối của gà.
Ngoại hình của gà đá thường nhỏ hơn gà đòn, bộ lông cũng được trao chuốt cho “đẹp mã” chứ không trụi lủi như gà gà đòn. Chạng gà chỉ dao động trên dưới 3kg là đủ tiêu chuẩn để có thể linh hoạt né đòn (do được trang bị vũ khí sát thương cao).
Màu lông của gà đá rất đa dạng đủ màu, hình thể cân đối, thon gọn, đặc biệt là cặp cựa dài và sắc sẵn sàng xiên đối thủ. Đây cũng chính là một trong ba thứ vũ khí của gà đá cựa sắt.
Tại khu vực miền Nam cũng có nhiều lò luyện thần kê nổi tiếng như ở Cao Lãnh (Đồng Tháp), Chợ Lách (Bến Tre), Tân Châu (An Giang),… Những chiến kê tại đây đa số đều lỳ đòn, hiếu chiến, sức khỏe tốt nên được rất nhiều người chơi gà săn đón.
Gà chọi Thái Lan có đặc điểm nào?
Thái Lan là nơi cho phép các hoạt động đá gà diễn ra hợp pháp, và gà đá xứ Chùa Vàng cũng là một giống gà vang danh khắp các trường đấu.
Dòng gà chọi Thái Lan chuyên chủ yếu đá cựa, đặc điểm của gà chọi Thái Lan có thể kể qua sau đây:
- Thân cáo thanh mảnh, chân dài hơn so với dòng gà khác;
- Có khá nhiều màu lông tuy nhiên phổ biến nhất là ô đen và điều đỏ;
- Trọng lượng nhẹ vào khoảng 2kg8; không cao to như gà đòn do cần sự né tránh linh hoạt.
Ngoại hình gà chọi 2 bình dầu
Ngoại hình của gà hai bình dầu không có gì đặc biệt (nếu không có các dấu hiệu của thân kê khác). Chỉ khi nào lật phao câu của gà lên và quan sát thấy 2 bình dầu thì mới xác định chính xác.
Đặc điểm gà chọi đá mé
Đặc điểm của con gà đá mé là hàng vảy trên cán phía trong (hàng nội) lấn hàng phía ngoài (hàng ngoại).
Ở những con gà không phân biệt được hàng nào lấn hàng nào thì thường thuận cả hai lối đá dọc và mé. Khi bế gà lên mà thấy chân của chúng để hình chữ V thì đây là con gà đá rát chắc chân, rất tốt.
Đặc điểm sinh trưởng của gà chọi
Ở những con gà khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau, nhưng có thể gom chung lại những giai đoạn sau:
Theo phân loại trống mái
- Gà trống: khi đến khoảng 6 tháng tuổi gà sẽ bắt đầu tập gáy, đến 7 tháng là đã gáy rành rẽ và có thể đi đạp mái.
- Gà mái: ở gà mái 6 tháng bắt đầu có hiện tượng “cắp ổ” và tới 7 tháng là có thể sinh sản lứa đầu tiên.
Theo mùa màng
Hiện tượng thay lông ở gà chọi sẽ diễn ra theo mùa, thường bắt đầu từ tháng 6 – 11 âm lịch. Lần thay lông đầu tiên lúc gà được 5 tháng tuổi, lần thứ hai lúc gà được 16 tháng tuổi. Lúc này không nên cho gà tham gia thi đấu bởi chúng thường ủ rủ, không đủ sức và bộ lông không đủ để giữ thăng bằng khi thi đấu.
Trên đây là một vài đặc điểm gà chọi hay mà chúng tôi đã góp nhặt được. Hy vọng anh em đã có thêm kiến thức về các dòng gà chọi nổi tiếng và lựa chọn gà chọi hay cho mình. Nếu anh em có đóng góp gì về những đặc điểm của gà chọi hay hoặc kinh nghiệm nuôi gà chọi chiến, mời anh em để lại bình luận cho Đá Gà Campuchia. Xin cảm ơn anh em đã theo dõi bài viết.
Một vài câu hỏi thường gặp
Gà chọi có những đặc điểm nào ?
Đặc điểm gà chọi miền Bắc và miền Nam rất khác nhau. Ở miền Bắc thích nuôi gà đòn thân hình to lớn; miền Nam thích gà đá cựa sắt với vóc dáng nhỏ hơn nhiều. Tùy từng vùng miền mà có những dòng gà chọi khác nhau.
Đặc điểm của gà lai chọi là gì ?
Gà chọi lai kế thừa ưu điểm của giống gà nòi với gà thường. Đây là loại gà có khả năng sống tốt trong mọi điều kiện. Tuy nhiên không có mấy ai sử dụng gà lai chọi để đá mà chỉ để nuôi làm gà thương phẩm.