Cách trị bệnh gà con ủ rủ kém ăn hiệu quả 100% dành cho bà con

Hiện tượng gà ủ rũ, bỏ ăn không còn quá lạ với bà con chăn nuôi. Nếu để tình trạng này kéo dài, gà sẽ bị sụt cân, chậm lớn, thậm chí là chết hàng loạt. Vậy gà con mắc bệnh ủ rủ, không ăn nguyên nhân do đâu ? Cách trị bệnh gà con ủ rủ bỏ ăn hiệu quả nhất là gì ? Có hướng phòng trị bệnh cho gà con hiệu quả giảm tỷ lệ mắc bệnh trên gà hay không ? Tất tần tật những thắc mắc của bà con về căn bệnh gà ủ rủ bỏ ăn sẽ được chúng tôi giải đáp.

Gà con bị ủ rủ xệ cánh là bệnh gì ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh gà con bị ủ rủ, có thể là biểu hiện bình thường hoặc cũng có thể là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: newcastle, tụ huyết trùng, bạch lỵ ở gà,…

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh ủ rũ ở gà.

Việc tìm hiểu đúng nguyên nhân để có cách chữa gà bị xệ cánh, ủ rũ kịp thời sẽ làm hạn chế tính trầm trọng của bệnh.

Triệu chứng của gà bị ủ rủ bỏ ăn

Một vài biểu hiện trực quan dễ quan sát thấy khi gà bị nhiễm bệnh.

Gà tụm thành đám, đứng ủ rũ, bỏ ăn

Đây là triệu chứng rõ rệt, điển hình nhất của bệnh ủ rủ ở gà con. Gà con không chịu ăn, tụm lại thành đám, không di chuyển nhiều. Tình trạng bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm thức ăn tồn đọng lại không tiêu hóa được gây ra chướng diều.

Lông xơ xác, cánh bị xệ xuống

Bộ lông của gà con không còn mượt mà trở nên khô, xác xơ, vẻ mặt buồn rầu không còn nhanh nhẹn. Cánh xệ xuống dưới bởi vì chúng không còn đủ sức để giữ cánh ép sát vào người.

Đi ngoài phân trắng xanh

Khi thấy gà xuất hiện những dấu hiệu trên kèm với triệu chứng đi ngoài phân xanh, trắng kèm theo hiện tượng bị co giật thì rất có thể gà bị bệnh truyền nhiễm bệnh Newcastle ở gà. Cần lưu ý biểu hiện của gà để có hướng điều trị kịp thời.

Gà bị ủ rũ có nguy hiểm không ?

Bệnh gà con bị ủ rũ có nguy hiểm hay không còn phải dựa vào những triệu chứng đi kèm như gà bị tiêu chảy, ỉa phân xanh trắng,… Nếu là bệnh gà rù thì đây là căn bệnh cực kì nguy hiểm

  • Tình trạng chết đàn lên đến 100% ở thể cấp tính và rất cấp tính.
  • Lây lan nhanh trong đàn, trong thời gian ngắn toàn đàn có thể nhiễm loại virus này.
  • Tình trạng bệnh diễn biến nhanh, con vật có thể chết sau vài giờ mà không có biểu hiện gì rõ ràng.

­#Cách trị bệnh gà con ủ rủ

Tiến hành thực hiện phác đồ điều trị bệnh sau khi đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh gà rủ rũ bỏ ăn theo các bước sau đây

Gà bị ủ rủ do nhiễm khuẩn E.Coli trên gà

Vi khuẩn E.coli không gây bệnh trạng quá nguy hiểm nếu không ghép với bệnh Thương hàn gà. Bà con có thể áp dụng cách trị bệnh gà con ủ rủ sau để ngăn ngừa vi khuẩn E.coli sinh sôi.

Tăng sức đề kháng cho gà bằng kháng sinh

Cách trị bệnh gà con ủ rủ là cho gà ăn hoặc uống một trong hai loại: Florfenicol 4% hay Trimothoprim kết hợp với Sulphamethoxazol theo tỷ lệ hướng dẫn. Nếu con vật không tự ăn uống được, bà con có thể pha theo tỉ lệ ghi trên bao bì, sau đó nhét trực tiếp vào miệng của gà.

Thuốc trị bệnh cho gà nhiễm E.Coli

Do không ghép với các loại bệnh khác, cho nên chỉ cần sử dụng kháng thể E.Coli để điều trị. Nên sử dụng cho toàn bộ đàn gà, kể cả gà bệnh và gà chưa mắc bệnh. Thực hiện tuần tự từ gà chưa bệnh đến gà bị rụt cổ mắt lim dim để hạn chế lây lan trong đàn.

Sử dụng kháng thể E.Coli với liều lượng 2gram/ 1 lít nước uống 2 lần/ ngày; dùng liên tục trong 3 – 5 ngày. Thời gian chúng tôi khuyên cho gà dùng là buổi sáng sớm và chiều tối.

Bổ sung chất điện giải, vitamin tăng cường hệ miễn dịch

  • Sau khi khỏi bệnh, gà con cần tăng sức đề kháng để mau hồi phục, bà con có thể sử dụng các loại vitamin sau để bổ trợ cho gà.
  • Sử dụng chất điện giải, vitamin có trên thị trường để hỗ trợ tăng miễn dịch cho gà.
  • Pha glucozo cho gà uống mỗi ngày A, B, C, D, E,…kể cả khi gà đã hết bệnh cho đến khoảng 2 tuần tiếp theo.

Cách trị bệnh gà con ủ rũ.

Tóm tắt cách trị bệnh gà ủ rủ do e.coli

  • Bước 1: tăng sức đề kháng cho gà bằng Florfenicol 4% hay Trimothoprim
  • Bước 2 : sử dụng e.coli từ 3 đến 5 ngày theo liều lượng
  • Bước 3 : bổ sung chất điện giải bằng cách pha với nước

Cách trị bệnh gà con ủ rủ do virus tụ huyết trùng

Khi thấy đàn gà rụt cổ mắt lim dim, ủ rũ không ăn, diều bị chướng và chết rất nhanh. Cần thực hiện nhanh những bước sau để khắc phục nhanh chóng căn bệnh tụ huyết trùng.

  • Dùng thuốc phòng bệnh trộn với thức ăn cho toàn đàn: Biocep hoặc Ampisep hoăc OTC-20 hoặc Pen-Step hoặc CEP 5.0 hoặc Tetramycin từ 3 – 5 ngày.
  • Bổ sung thêm Gluco KC + Muntivit + Vitamin ADE + thuốc giải đọc gan thận pha với nước cho gà uống trong 10 -15 ngày.
  • Tăng cường men tiêu hóa trộn đều với thức ăn từ 7 – 10 ngày.

Cách trị bệnh gà ủ rũ xệ cánh do bệnh Niu cat xơn

Một căn bệnh gây tình trạng ủ rũ, kém ăn chính là Newcastle. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm với tỷ lệ chết đàn cao. Mặc dù có thể tiêm phòng trị bệnh gà rù khi gà còn nhỏ, tuy nhiên chưa chắc phòng bệnh tỷ lệ cao.

Cần cách ly ngay những con có triệu chứng bệnh để không lây lan toàn bộ trang trại. Thực hiện cách trị bệnh gà con ủ rủ ngay lập tức với những bước sau:

Dọn dẹp môi trường chăn nuôi

Tiến hành quét dọn, tẩy uế toàn bộ trang trại. Phun thuốc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh ẩn náu trong khu vực chăn nuôi.

Cách trị bệnh gà con ủ rủ xệ cánh do Newcastle

  • Sử dụng kháng thể Gum tiêm liên tục cho đàn gà trong vòng 3 ngày theo liều lượng hướng dẫn.
  • Sau 3 ngày, sử dụng Vacxin Newcastle tiêm hoặc nhỏ cho đàn gà với liều gấp 2 lần so với tiêm phòng.
  • Sau khi đã tiêm vacxin Newcastle, dùng song song thuốc chống bội nhiễm Enroflox 20% hoặc Enrocin hoặc Neoteson hoặc Thiamphenicol trộn vào thức ăn hay nước uống. Dùng liên tục trong 5 – 7 ngày.
  • Bổ sung thêm các chất điện giải Gluco – KC + các loại vitamin tổng hợp + ADE + thuốc giải độc gan thận pha với nước, cho uống trong 10 – 15 ngày.

Ngoài ra bà con có thể dụng cách trị bệnh gà rù bằng tỏi cũng rất hiệu quả trong việc phòng bênh niu cát-xơn. Cách trị bệnh gà rù bằng tỏi là một biện pháp dân gian cũng rất hữu hiệu bạn có thể tìm hiểu.

Gà con bị xệ cánh.

Biện pháp phòng bệnh gà con bị ủ rũ

  • Cần lựa chọn môi trường chăn nuôi thông thoáng, nhiệt độ luôn giữ ổn định. Bà con có thể tham khảo cách làm chuồng gà của chúng tôi.
  • Thường xuyên quét dọn chuồng trại, loại bỏ chất thải và chất độn chuồng không vệ sinh.
  • Cần chú ý đàn gà (nhất là đàn vừa mang về) để nhanh chóng xử lý khi thấy có hiện tượng gà ủ rũ, kém ăn.
  • Bổ sung chất điện giải, vitamin, glucozo,… đúng liều lượng để tăng sức đề kháng cho gà.
  • Tiêm phòng theo lịch trình mà cơ quan thú y đưa ra.

Cách trị bệnh gà ủ rủ bỏ ăn sẽ không gặp khó khăn nếu nắm bắt đúng triệu chứng và đưa ra hướng giải quyết chuẩn xác. Tuy nhiên, bà con nên theo dõi tình trạng đàn gà thường xuyên để có cách chữa các bệnh thường gặp ở gà con. Đừng chủ quan khi thấy chỉ có ít con xuất hiện tình trạng này, nhất là trong thời tiết lạnh, hanh khô. Mọi thắc mắc về cách trị bệnh gà con ủ rũ bà con vui lòng để lại bình luận cho Đá gà Campuchia.

Câu hỏi thường gặp

Gà bị xù lông là bệnh gì ?

Bệnh xù long xệ cánh trên gà con khá phổ biến. Có khá nhiều bệnh gây tinh trạng gà xù lông có thể kể đến như: Newcastle, Tụ huyết trùng, nhiễm khuẩn E.coli,… Bà con nên xác định thêm những triệu chứng lâm sàng để căn cứ vào đó và đưa ra cách trị bệnh gà con ủ rủ xù lông.

Cần chú ý những gì khi gặp phải tình trạng gà ủ rũ ?

Cách ly liền những con gà có dấu hiệu mắc bệnh tránh lây nhiễm. Dọn dẹp sát trùng ngay khi vực chăn nuôi khi phát hiện con bệnh. Chủng ngừa vacxin hoặc thuốc kháng sinh theo hướng dẫn.

Gà bị ủ rũ khò khè

Gà bị ủ rủ khò khè hen khẹc có thể xuất phát từ nhiều loại bệnh trong bài viết này tôi có hướng dẫn trị theo 3 loại bệnh là E.coli, newcatsle, tụ huyết Bạn xem có biểu hiện gần giống loại nào thì thực hiện cách trị theo bệnh đó

Gà rụt cổ mắt lim dim

Thường đây là biểu hiện của bệnh newcatsle bạn có thể tìm hiểu thêm về phần biểu hiện nếu đúng là bệnh newcatsle thì thực hiện theo cách chữa trị trong bài viết.

 

Bài viết liên quan