Trị Tận Gốc Bệnh Gumboro Trên Gà Chỉ Với #4 Bước Đơn Giản

Bệnh truyền nhiễm trong chăn nuôi gia cầm luôn là vấn đề nhức nhối của bà con nông dân.  Bệnh gumboro trên gà chính là một trong những căn bệnh gây thiệt hại nặng về kinh tế nếu không có cách trị bệnh đúng kĩ thuật. Để tìm hiểu kĩ hơn về căn bệnh IBD trên gà này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bà con những thông tin cơ bản về cách phòng và trị bệnh Gumboro trên gà.

­Bệnh Gumboro trên gà

Benh Gumboro tren ga là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan nhanh nếu không kịp thời điều trị.

Căn bệnh này được phát hiện lần đầu ở vùng Gumboro thuộc tiểu bang Delaware – Hoa Kì vào năm 1957. Đến 1962, nhiều nghiên cứu đưa ra rằng căn bệnh IBD trên gia cầm hủy hoại vùng thận nghiêm trọng cho nên được gọi là bệnh viêm thận ở gia cầm. Mãi đến năm 1970, nhà khoa học Hitcher qua nhiều thí nghiệm đã xác định các bệnh tích đặc thù trên túi Fabricius ở gà cho nên đã kiến nghị đổi tên thành Infectious Bursal Disease – IBD.

Năm 1980, căn bệnh ở gà lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và gây thiệt hại nặng nề.

Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh Gumboro trên gà

Nguyên nhân gây bệnh Gumboro ở gà thả vườn hoặc gà nhốt chuồng là một chủng virus ARN 2 sợi thuộc họ Binaviridae. Virus này có khả năng sống lâu trong điều kiện thường và dễ bị tiêu diệt bởi loại thuốc sát trùng như Cloramin hoặc nhiệt độ cao khoảng 60 – 70 độ.

Trong giai đoạn gà con được 21 đến 50 ngày tuổi chính là lúc gà có thể bị tấn công mạnh mẽ nhất.

Cơ chế gây bệnh gumboro trên gà

  • Khi virus IBDV nhiễm vào tế bào limpho ở ống tiêu hóa, ở gan và bắt đầu quá trình sản sinh thêm virus theo cấp số nhân. Chỉ sau 8 tiếng đã có một lượng lớn virus sẵn sàng tấn công vào các hệ thống khỏe mạnh khác của con vật, đặc biệt là túi Fabricius.
  • Trong 2 đến 4 ngày sau khi nhiễm bệnh, ở túi Fabricius của gà các tế bào limpho B bị hủy hoại rất nhiều.
  • Virus gây nhiễm trùng máu, tắc mạch máu;
  • Sau một thời gian, virus xâm nhập vào tất cả cơ quan trong cơ thể, gây hiện tượng xuất huyết, xung huyết. Gây suy giảm hệ miễn dịch của con vật do túi Fabricius đã bị virus phá hủy.

Con đường lây truyền bệnh IBD

Bệnh gum trên gà lây lan qua việc tiếp xúc giữa con mắc bệnh và con khỏe bằng các dụng cụ ăn uống, môi trường chăn nuôi, thức ăn, không khí.

Hiện nay còn khá nhiều tranh cãi xem bệnh Gumboro trên gà có lây từ mẹ sang con hay không.

Dấu hiệu nhận biết bệnh IBD trên đàn gà

Toàn bộ quá trình diễn biến căn bệnh rất nhanh chỉ trong vòng 2 – 4 ngày. Chẩn đoán bệnh Gumboro có thể thông qua các dấu hiệu:

  • Ban đầu không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chỉ thấy chúng tự mổ vào phao câu của nhau.
  • Con vật ăn kém, ủ rũ, kêu lên những tiếng không bình thường;
  • Phần hậu môn co thắt mạnh, nhìn giống như chúng muốn đi ngoài nhưng không được;
  • Xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, phân có độ nhớt, màu trắng;
  • Bộ lông dơ, nhất là khu vực quanh phao câu con vật; chân khô teo do thiếu nước.
  • Đàn chết nhiều hay ít tùy thuộc vào căn bệnh thứ phát, có thể kể đến như bệnh gumboro ghép cầu trùng.

Giải phẫu gà mắc Gumboro

Sau khi giải phẫu phần xác con chết, có thể dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu đặc trưng:

  • Phần đùi, ngực có dấu hiệu xung huyết, xuất huyết không nhẹ.
  • Túi Fabricius của gà phồng to gấp 2 – 3 lần đỉnh điểm vào ngày thứ 3, sau đó dần teo nhỏ lại và chỉ bằng 1/3 so với ban đầu. Mổ khám bên trong thấy xuất hiện chất bã trắng.
  • Ứ đọng muối trong thận, thận sưng to;
  • Lá lách trong giai đoạn mới nhiễm bệnh cũng sưng to và xẹp dần tương tự với túi Fabricius; sau khi mổ khám không thấy dấu hiệu đặc thù, chứng tỏ lách hồi phục khá nhanh.
  • Các cơ quan khác như tim, phổi không có triệu chứng rõ ràng.

Chẩn đoán bệnh IBD

Về mặt dịch tễ học, bệnh Gumboro trên gà có khá nhiều điểm tương đồng với các bệnh New trên gà; bệnh tụ huyết trùng ở gà, bệnh bạch lỵ ở gà.

Có thể dùng những kỹ thuật để xác định bệnh Gumboro trên gà như: kỹ thuật Elisa, phản ứng trung hòa virus; phản ứng AGP (kết tủa khuếch tán trong thạch).

Phác đồ điều trị bệnh Gumboro trên gà

Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, tuy nhiên bà con có thể áp dụng phác đồ điều trị bệnh Gumboro ở gà sau để hạn chế mầm bệnh phát triển.

  • Tiêm kháng thể Gumboro KTG mỗi con 1ml; không có thuốc Gumboro cho gà đặc trị.
  • Tăng cường thêm sức đề kháng cho con vật bằng cách pha glucozo vào nước cùng với các loại thuốc: Bcomplex, chất điện giải, thuốc T.colivit theo hướng dẫn. Khi nuôi nên cho con vật uống nước thoải mái.
  • Dọn dẹp vệ sinh, phun thuốc sát trùng chuồng trại, cách ly ngay lập tức những con nhiễm bệnh.
  • Chú ý không nên dùng thuốc kháng sinh có thể gây tình trạng chết nhanh hơn.

Phòng trị bệnh IBD trên gà trong chăn nuôi

Thực hiện nghiêm túc công tác phòng bệnh Gumboro trên gà sau:

  • Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng. Thường xuyên thay chất độn chuồng, khử trùng chuồng trại nuôi gia cầm bằng cách phun, rắc vôi.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh Gumboro theo đúng lịch tiêm phòng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho gà bằng các loại vitamin, chất điện giải,…
  • Chú ý quan sát đàn gà đang nuôi để kịp thời cách ly ngay những con gà bị bệnh.

Một vài thông tin về căn bệnh Gumboro trên gà trên đây chắc chắn có thể giúp bà con hiểu hơn về căn bệnh này. Bởi vì loại virus này có thời gian lây lan rất ngắn, bà con nên chú ý khi gà có bất kì biểu hiện bất thường nào. Mọi thắc mắc hay kinh nghiệm muốn chia sẻ, bà con vui lòng để lại ý kiến cho chúng tôi. Chúc bà con thành công !

Hỏi đáp trong ngày

Bệnh gumboro là gì ?

Bệnh gumboro là bệnh truyền nhiễm chỉ xuất hiện ở gà, có bệnh tích đặc trưng ở túi Fabricius. Bệnh do virus thuộc họ Binaviridae gây ra. Chủ yếu tác động lên túi fabricius.

Có thuốc kháng sinh đặc trị bệnh Gumboro hay không ?

Không có thuốc đặc trị, chỉ có thể tiêm kháng thể KTG cùng việc tăng thêm sức đề kháng và hạ sốt cho gà.

Phòng trị bệnh gumboro trên gà như thế nào ?

Cần vệ sinh khu vực chăn nuôi sach sẽ để loại bỏ virus ra khỏi môi trường chăn nuôi. Tiêm phòng vacxin đúng lịch cho gà.

Bệnh Gumboro ghép cầu trùng điều trị như thế nào?

– Sử dụng kháng thể Gumboro để điều trị cho toàn đàn gà theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Dùng thuốc điều trị bệnh cầu trùng: AMPROLIUM hoặc COCIMAX hoặc COCCISTOP hoặc ESB3 theo liều lượng của nhà sản xuất.

– Bổ sung thêm vitamin C + vitamin K + chất điện giải…

Bài viết liên quan